Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cả hai con đều còn nhỏ, chồng có quyền nuôi khi ly hôn không?

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Ngoài tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ trả nợ thì quyền nuôi con luôn là điều được quan tâm, khi hai vợ chồng quyết định việc ly hôn thuận tình hoặc đơn phương.

Cách giải quyết vấn đề con chung khi ly hôn

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hiện nay quy định khi ly hôn hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con, trong trường hợp không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa giải quyết.

Trong trường hợp có thể tự thỏa thuận, hai bên ghi rõ vào trong đơn ly hôn về vấn đề con chung là tự thỏa thuận, khi ra tòa giải quyết ly hôn, tòa sẽ không đề cập đến vấn đề này như một loại tranh chấp nữa.

Trường hợp vợ chồng không thể tự thỏa thuận được, có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con chung có thể trình bày trực tiếp trong đơn ly hôn gửi đến Tòa án để được giải quyết.

Hình minh họa.

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo luật định

Quy định về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm nom, giáo dục con được quy định cụ thể tại Điều 81, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Theo đó, trong trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận được quyền nuôi con thì khi ra tòa quyền trực tiếp nuôi con có thể được phân định như sau:

- Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho mẹ nuôi, trừ trường hợp mẹ đủ điều kiện trực tiếp nuôi bé.

- Con từ 3 đến dưới 7 tuổi, tòa án căn cứ dựa trên điều kiện của hai bên.

- Con từ 7 tuổi trở lên, Tòa án căn cứ dựa trên nguyện vọng của bé.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật hiện nay đã quy định, con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho mẹ nuôi.

Trường hợp nào mà cha được nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi

Có các trường hợp mà người cha có thể trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 3 tuổi, cụ thể như sau:

- Trường hợp hai vợ chồng tự thỏa thuận quyền nuôi con khi ly hôn.

- Trường hợp người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục con.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện tại con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên cho mẹ trực tiếp chăm sóc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con, hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bé.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật