Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tự nguyện, dân chủ trong xây dựng nông thôn mới ở Yên Bái

(DS&PL) -

Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) hiệu quả và đi vào chiều sâu thực tiễn cuộc sống Yên Bái xác định cần tận dụng và phát huy mọi nguồn lực trên tinh thần tự nguyện, dân chủ.

Sau hơn 10 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, diện mạo các xã, huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều đổi khác. Đời sống và thu nhập của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Nhận định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền đối với xây dựng NTM, ngay từ khi thực hiện chương trình Yên Bái đã quan tâm, chú trọng và triển khai phổ biến đến cán bộ, đảng viên, người dân trong toàn tỉnh hiểu rõ tầm quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế toàn diện và góp phần vào đó là chương trình xây dựng NTM.

Hình ảnh NTM huyện Văn Chấn (Yên Bái)

Với các hình thức tuyên truyền được triển khai đồng bộ và rộng khắp trên toàn Tỉnh đã giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân... qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động, từ đó đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị đối với chương trình xây dựng nông thôn mới qua từng năm.

Bước chuyển mình mạnh mẽ

Cùng hòa nhịp vào chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025. Yên Bái có 11 xã của huyện Văn Chấn được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 thôn được công nhận thôn nông thôn mới. Mục tiêu phấn đấu, đến năm 2025 toàn huyện sẽ xây dựng 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện huyện Văn Chấn có 21/21 xã có điểm phục vụ bưu chính, dịch vụ viễn thông và internet; có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông với 116 Trạm thu phát sóng thông tin di động duy trì hoạt động ổn định. Mạng internet đã phủ sóng đến 100% địa bàn các xã, thị trấn trong huyện. Có 21/21 xã sử dụng 4/4 phần mềm ứng dụng theo quy định; 100% các xã có tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến/tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt từ 30% trở lên.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Văn Chấn thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn...góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.

 

Lãnh đạo huyện Yên Bình (Yên Bái) ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp tham gia xây dựng NTM

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ sản xuất

Trong thời gian qua, xác định phát triển sản xuất, đa dạng ngành nghề là mục tiêu của chương trình xây dựng NTM Yên Bái cũng đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Như tổ chức lại sản xuất theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng tỉ trọng công nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ, khuyến khích người dân phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy các lợi thế của địa phương, như chế biến gỗ trồng rừng và khai thác thủy sản.

 

Đồi quế trồng theo hướng sản xuất hữu cơ ở xã Tân Hương, Yên Bình( Yên Bái)

Đặc biệt, phát huy thế mạnh từ trồng rừng, những năm qua nhiều hộ dân trên địa bàn các xã thuộc huyện Yên Bình (Yên Bái) đã triển khai mô hình trồng quế hữu cơ, trồng cây ăn quả mang lại thu nhập cao. Bên cạnh đó cũng đã triển khai hỗ trợ thực hiện cho 16 mô hình và 1 tổ hợp tác chăn nuôi theo Nghị quyết 69. Hỗ trợ về phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế triển khai 138 dự án với 2860 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia với tổng nguồn vốn thực hiện gần 19 tỷ đồng để phát triển sản xuất; dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã triển khai 41 sự án với 324 hộ tham gia với tổng nguồn vốn thực hiện là 1,2 tỷ đồng; hỗ trợ về tín dụng ưu đãi cho 18.098 lượt hộ với số tiền cho vay gần 673 tỷ đồng; hỗ trợ tiền điện cho 25.580 lượt hộ với số tiền trên 15 tỷ đồng; hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho 957 hộ nghèo với tổng kinh phí trên 31 tỷ đồng. Cơ bản các mô hình này đều phát huy hiệu quả trong việc nâng cao thu nhập cho người dân...góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động tại địa phương. Đến thời điểm này có xã Đại Minh (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu. Theo đó, đây sẽ là xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Để chương trình xây dựng nông thôn mới thực sự hiệu quả, nhiều địa phương trong tỉnh đã tập trung huy động tối đa các nguồn lực và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 và các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, huy động nguồn lực từ sự tham gia đóng góp của nhân dân, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các hộ sản xuất bao gồm kinh phí thực hiện những tiêu chí xây dựng nông thôn mới do nhân dân tự làm, không có sự hỗ trợ của nhà nước như các tiêu chí về Y tế, tham gia bảo hiểm Y tế; tiêu chí thu nhập; môi trường … tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tự nguyện hiến đất giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hạ tầng phúc lợi. Người dân đã tích cực ủng hộ, chủ động, sáng tạo, nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM...

Trong quá trình xây dựng NTM nâng cao, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và có sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Xác định rõ lộ trình thực hiện xây dựng NTM nâng cao, tổ chức thực hiện chương trình có trọng tâm, trọng điểm, huy động và lồng ghép các nguồn vốn, đồng thời phát huy nội lực của người dân và điều kiện địa phương để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

MINH THU

 

Tin nổi bật