Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ đi nhặt lông vịt để bán đến xây biệt thự dát vàng ròng để ở

(DS&PL) -

Đại gia "Hải đồ cổ" là người khởi xướng, cổ vũ cho kỹ thuật mới trong nghề gốm sứ thủ công Việt Nam: dùng vàng ròng vẽ bằng tay lên sứ.

Đại gia "Hải đồ cổ" là người khởi xướng, cổ vũ cho kỹ thuật mới trong nghề gốm sứ thủ công Việt Nam: dùng vàng ròng vẽ bằng tay lên sứ.

Ông Bùi Xuân Hải được gọi với cái tên "Hải đồ cổ".

Sau rất nhiều biến cố thăng trầm của cuộc sống, bốn lần ngồi tù không tiêu diệt được ý chí của đại gia đất cảng Bùi Xuân Hải. Hiện nay, "Hải đồ cổ" đang trở lại với công nghệ mới - vẽ vàng lên sứ trong đó có  công trình độc nhất vô nhị trên thế giới, xây dựng mô hình cung điện bằng chất liệu sứ vẽ vàng do chính ông sáng tạo ra.

Mô hình nhìn từ bên ngoài, gồm 1 tòa tháp chính và 4 tháp phụ xung quanh. Lâu đài được lắp ghép từ 350 mảnh sứ với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau (có thể tháo dời để di chuyển). Khởi công từ tháng 3/2013. Sau 8 tháng thì hoàn thành. Lâu đài do 300 thợ lành nghề về gốm sứ do chính công ty Havico của ông đào tạo nên.
Bên trong cung điện sứ vẽ vàng. Kinh phí ước tính khoảng 10,5 tỉ VND. Trong đó số tiền dành để mua 5kg vàng để vẽ lên sứ khoảng 5,5 tỉ VND. Lâu đài mang tên “Nghìn lẻ một đêm”, lấy cảm hứng từ kiến trúc của bền văn hóa Trung Đông, nơi vàng là văn hóa chứ không đơn thuần là một thứ của cải nữa.
 
Ông Hải đồ cổ bên các tác phẩm đồ sứ dát vàng.

Ông Bùi Xuân Hải hay còn được gọi với tên quen thuộc là "Hải đồ cổ" sinh ra và lớn lên ở huyện Ân Thi (Hưng Yên) trong một gia đình rất nghèo. Hải là anh cả trong gia đình có 5 anh chị em.Ngoài lúc đi học, Hải đi chăn trâu giúp gia đình, nhưng Hải toàn rả rông trâu ngoài đồng rồi đi khắp thôn xóm nhặt nhạnh lông vịt, lông ngan bán lấy tiền mua gạo cho cả nhà.

Năm cuối phổ thông, cậu học sinh này đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia, được tuyển thẳng vào Khoa địa lý Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Là sinh viên xuất sắc, nên ra trường, Hải được nhận ngay về Trường PTTH Phù Cừ (Hưng Yên) giảng dạy môn địa lý.

Tuy nhiên, do cơ duyên nên ông đã chuyển sang buôn bán đồ cổ và lên như diều gặp gió. Đến năm 1980, chỉ trong khoảng 10 năm, ông Hải đã có trong tay 2 tấn vàng.

Tin nổi bật