Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ: Luôn quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học

  • Minh Thu
(DS&PL) -

Trong năm học 2023 - 2024, Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ đã chủ động, trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên.

Với chức năng, nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú cấp THPT, ngoài nhiệm vụ dạy văn hóa bậc THPT như các trường khác, nhà trường còn nhiệm vụ nuôi dưỡng các em ở nội trú.  Trong những năm qua nhà trường luôn được sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ; sự phối hợp giúp đỡ của Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện có học sinh học tại trường; sự quan tâm, ủng hộ của địa phương và của cha mẹ học sinh; cùng với sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Vì vậy chất lượng về mọi mặt của nhà trường không ngừng đi lên, tạo được niềm tin đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân các dân tộc trong tỉnhVới mục tiêu trao đổi kinh nghiệm, tìm ra phương pháp ôn tập hiệu quả cho học sinh.

 

Nhằm đào tạo nguồn nhân lực vừa có trình độ, vừa có tri thức đưa đất nước tiến nhanh trên con đường CNH-HĐH những năm qua thầy và trò trường PT DTNT tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng tới chất lượng "Dạy và học". Học sinh của trường chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số như: Mường, Dao, Cao Lan, H’Mông....  hiện đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các em học sinh đến từ các địa phương, từ nhiều dân tộc khác nhau, song luôn được dạy dỗ sống đoàn kết, yêu thương nhau dưới mái nhà chung Dân tộc nội trú tỉnh. Qua các năm học đa số các em đều có ý thức rèn luyện tốt, yên tâm học tập tại trường và có tinh thần phấn đấu vươn lên, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.

 

Để tìm ra phương pháp giảng dạy ôn tập tốt nhất, phù hợp với đối tượng học sinh, làm sao giúp các em đạt kết quả tốt nhất trong kì thi quan trọng. Trên cơ sở có nhiều điểm tương đồng về đối tượng học sinh nên nhà trường thường xuyên tổ những hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên trường giữa các đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh cũng đã đẩy mạnh phong trào dạy học, tăng tình đoàn kết giữa các nhà trường, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, chia sẻ, học tập về kiến thức, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm quản lí trong công tác ôn thi TN THPT. Đây còn là diễn đàn để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp chia sẻ kinh nghiệm bản thân cùng nhau nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng ôn thi TN THPT năm học 2023-2024, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

 

Nhà trường động viên, khuyển khích giáo viên đi học trên chuẩn, nhất là học chuyên ngành và phương phương pháp dạy học các môn học, tạo điều kiện trong việc phân công nhiệm vụ, sắp xếp thời khóa biểu…để giáo viên có điều kiện học tập, nghiên cứu. Ngoài việc đi học trên chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiều giáo viên của trường còn tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và nâng cao năng lực dạy học như: bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng ứng dụng CNTT, bồi dưỡng về Tiếng Anh, tiếng Dân tộc thiểu số. Đến nay 70% giáo viên của trường có thể giao tiếp được với học sinh bằng tiếng dân tộc thiểu số, 100% ứng dụng được CNTT trong dạy học, 100% có chứng chỉ Tiếng Anh bậc 1 và bậc 2, có 5 đ/c đang học Cử nhân Tiếng Anh.

4.jpg

Song song với việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dạy học và giáo dục học sinh thì công tác bồi dưỡng lí luận chính trị cho đội ngũ Nhà Giáo cũng được nhà trường rất quan tâm thực hiện. Nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn phân công các Tổ, nhóm chuyên môn lựa chọn những bài học, chủ đề khó, hoặc những chủ đề có điều kiện để áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, ứng dụng CNTT vào dạy học, sau đó tiến hành thảo luận, tìm tòi các giải pháp và thiết kế phương án dạy học, sau khi đã thống nhất phương án dạy học và xây dựng kế hoạch bài học, tổ, nhóm chuyên môn phân công 1 giáo viên dạy minh họa theo kế hoạch đã xây dựng.

 

Thường xuyên tổ dự giờ chủ yếu quan sát chéo nhằm phát hiện, ghi nhận các hoạt động học của học sinh và hiệu quả của kế hoạch bài học mà nhóm đã xây dựng, nhận ra những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế cần điều chỉnh. kết quả giờ dạy minh họa theo kế hoạch bài học đã xây dựng, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân…sau đó điều chỉnh lại kế hoạch bài học, thực hiện kế hoạch bài học ở những lớp khác, rút kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch cho các bài, chủ đề dạy học khác. Việc tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đã tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau, phát huy vai trò của giáo viên cốt cán các bộ môn, phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các đồng nghiệp, bồi đắp lòng yêu nghề…

Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và triển khai hiệu quả vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh. Nội dung các đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề khó, vấn đề mới đặt ra trong thực tiễn dạy học như: dạy học tích hợp, xây dựng các chủ đề dạy học, dạy học theo dự án, áp dụng các hình thức dạy học mới, các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, ứng dụng CNTT trong dạy học, đổi mới KTĐG, tổ chức các hoạt động giáo dục…đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của các thầy cô giáo.

Các hoạt động thi đua đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy, mỗi năm học mới 100% giáo viên của trường đều đăng ký ít nhất 1 bài dạy, hoặc hoạt động giáo dục được đổi mới sáng tạo. Toàn trường thực hiện công khai lịch dạy của các thầy cô để theo dõi, phối hợp, giúp đỡ. Cuối học kì và cuối năm học tiến hành bình chọn những ý tưởng sáng tạo nhất để tuyên dương khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng.

Tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức, nhà trường luôn cử giáo viên tham dự, khi về trường những giáo viên đi tập huấn có nhiệm vụ chia sẻ những kiến thức thu được cho giáo viên toàn trường, tập trung vào những vấn đề mới như xây kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học, đổi mới hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học, đổi mới KTĐG, dạy học tích hợp, tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới…Ngoài ra, nhà trường cung cấp tài liệu chuyên môn để giáo viên tự nghiên cứu, khuyến khích giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin, tư liệu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên mạng Internet. Thường xuyên tổ chức cho giáo viên của trường đi học tập, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên các trường bạn, qua đó giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau thường xuyên trong quá trình dạy học, tổ chức dự giờ trực tuyến…

Việc đổi mới sáng tạo trong dạy học hiện nay ở nhà trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ đã trở thành việc làm thường xuyên, tự thân của một số thầy, cô giáo, đã có rất nhiều ý tưởng sáng tạo được thực hiện rất hiệu quả và đã tạo được cảm hứng cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình dạy và học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đến nay Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ đã có một đội ngũ Nhà giáo có trình độ chuyên môn cao, có năng lực dạy học và giáo dục học sinh tốt, có đạo đức nghề nghiệp và rất tâm huyết với nghề. Với đội ngũ Nhà giáo có trình độ chuyên môn sẽ nhanh chóng cập nhật tốt các phương pháp giảng dạy chương trình mới và sách giáo khoa THPT mới trong năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo./.

Tin nổi bật