Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trưởng Ban Công tác đại biểu "đau xót" nhắc vụ cô giáo "thân mật" với nam sinh

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Công tác đại biểu cảm thấy rất "đau xót" trước việc cô giáo "thân mật" quá mức với học sinh tại lớp.

Sáng 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Nhà giáo.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho hay, trong thời gian qua, trong lúc xây dựng, thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng có một số hiện tượng đau xót, ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà giáo.

Trong đó có việc cô giáo vận động phụ huynh học sinh góp tiền mua máy tính; cô giáo thân mật quá mức với học sinh ngay tại lớp học, trước thanh thiên bạch nhật và trước một số học sinh khác, trong một khung cảnh sư phạm tôn nghiêm là lớp học.

Bà cũng đưa ra ví dụ về việc nhiều giáo viên, thủ quỹ có sai phạm trong thu tiền của học sinh, bị chuyển cơ quan điều tra tại Bình Thuận.

"Điều này, tôi thấy rất đau xót, ngày trước chúng tôi được học nghiệp vụ sư phạm, học tâm lý trẻ em, kể cả thầy cô giáo lên lớp mà mặc quần áo sặc sỡ cũng có thể ảnh hưởng đến sự chú ý của học sinh", bà Hải nói và kỳ vọng vấn đề liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo được thể hiện sâu sắc, cụ thể hơn trong luật.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải. (Ảnh: Media.quochoi.vn)

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay báo cáo tiếp thu, giải trình một số chính sách cần làm rõ điều kiện đảm bảo đối với đối tượng là nhà giáo cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi, hỗ trợ miễn học phí.

Theo ông Mẫn, đây là luật được ngành giáo dục quan tâm nhưng đây là luật khó, nội dung tác động lớn, phức tạp. Do đó ông đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm và cần khẩn trương, thận trọng, kỹ lưỡng.

Ông cũng lưu ý nội dung đã được điều chỉnh tại luật chuyên ngành khác thì không quy định tại luật này.

Cùng với đó, chỉ quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đồng thời cần thay đổi tư duy không quy định cụ thể, chi tiết, không luật hóa nghị định, thông tư mà giao thẩm quyền cho Chính phủ, bộ, ngành quy định tại văn bản hướng dẫn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Trước đó, trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ việc tiếp thu tối đa ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra.

Theo đó, dự thảo luật mới đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn hơn, giảm 26 điều so với dự thảo trước đó.

Dự thảo sau khi được chỉnh lý đảm bảo không làm thay đổi 5 chính sách, gồm định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Trong đó, với những chính sách có nội dung quy định khác với các luật hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời đề xuất nội dung xử lý tại luật này hoặc tại dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành.

Về các chính sách đối với nhà giáo, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện các nội dung chính sách.

Theo đó, với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo (quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục...).

Một số nội dung chính sách (quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.

Tin nổi bật