Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc và những lần bẽ mặt vì "ngoại giao gấu trúc"

(DS&PL) -

Trung Quốc xem gấu trúc là “báu vật quốc gia”, và hiện chỉ có khoảng 1.600 con gấu trúc trên toàn thế giới.

Trung Quốc xem gấu trúc là “báu vật quốc gia”, và hiện chỉ có khoảng 1.600 con gấu trúc trên toàn thế giới.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân tới Seoul trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, mang theo hai con gấu trúc con làm quà tặng, thì “ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc lại trở thành một chủ đề gây chú ý.

Trong một cuộc họp báo chung hôm 3/7, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye nói rằng, nước này vui mừng chào đón hai chú gấu trúc cùng ông Tập Cận Bình sang thăm. “Người dân Hàn Quốc sẽ yêu quý những chú gấu trúc này, xem đây như một biểu tượng của tình bằng hữu song phương”, bà Park Geun-Hye nói.

Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc lần đầu tặng gấu trúc cho Hàn Quốc vào năm 1994, không lâu sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã buộc Hàn Quốc phải gửi những con gấu trúc đó trở lại Trung Quốc do chi phí chăm nuôi quá tốn kém.

Trung Quốc đã cho nhiều quốc gia trên thế giới thuê gấu trúc - loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chi phí để thuê gấu trúc của Trung Quốc lên tới 1 triệu USD mỗi năm. Chưa kể, loài vật này mỗi con có thể ngốn tới 40 kg lá tre trúc trong 1 ngày.

“Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc bắt nguồn từ năm 1941 khi Tưởng Giới Thạch tặng Mỹ một chú gấu trúc để bày tỏ sự cảm ơn vì sự ủng hộ của nước này dành cho Trung Quốc trong chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vàTổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye.

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của “ngoại giao gấu trúc” là vào năm 1972, Trung Quốc gửi hai con gấu trúc con sang Mỹ để kỷ niệm chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc. Ví dụ này cho thấy, gấu trúc đã đóng một vai trò quan trọng trong cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với các quốc gia khác.

Năm ngoái, khi một con gấu trúc con ra đời tại thủ đô Washington của Mỹ tròn 100 ngày tuổi, các chính trị gia cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức một buổi lễ chúc mừng. “Chúng tôi rất vui mừng chào đón chú gấu trúc con này. Chú gấu trúc con là một biểu tượng cho sự gắn kết giữa hai quốc gia và tương lai tươi sáng cho loài động vật cao quý này”, đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama phát biểu tại buổi lễ.

Trung Quốc cũng từng tặng gấu trúc cho Nhật Bản vào năm 1972 khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Các quốc gia khác được Trung Quốc tặng gấu trúc gồm có Anh, Pháp, Đức và Mexico. Cách đây 5 năm, Trung Quốc gửi gấu trúc tới Đài Loan trong nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai bờ eo biển.

Tuy vậy, không phải ai cũng vui mừng trước món quà gấu trúc mà Trung Quốc gửi đến.

Những con gấu trúc mà Trung Quốc tặng cho Bỉ hồi tháng 2 năm nay đã gây ra tranh cãi giữa miền Bắc và miền Nam của nước này. Tranh cãi nổ ra khi miền Bắc nước Bỉ với đại bộ phận dân chúng nói tiếng Hà Lan và miền Nam với phần lớn người dân nói tiếng Pháp bất đồng về việc nên giữ những con gấu trúc ở đâu.

Cuối cùng, những con gấu trúc trên đã được nuôi ở miền Nam của nước Bỉ, bất chấp sự phản đối của người miền Bắc.

Cách đây ít hôm, quân đội Triều Tiên sử dụng hình gấu trúc làm bia đỡ đạn nhằm thể hiện sự không hài lòng với chuyến công du Hàn Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tờ báo Chosun Ilbo của Hàn dẫn một nguồn tin cho hay, các sĩ quan quân đội Triều Tiênđã sử dụng hình gấu trúc làm mục tiêu để binh sĩ ngắm bắn trong cuộc tập trận tại đảo Hwa, tỉnh Nam Hamgyong.

Tin nổi bật