Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc "khổ" vì chính biến Ukraine

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Quan hệ quân sự-kinh tế giữa Trung Quốc và Ukraine có nguy cơ bị đe dọa, khi ban lãnh đạo mới ở Kiev ngả về hướng Liên minh Châu Âu.

(ĐSPL) - Quan hệ quân sự-kinh tế giữa Trung Quốc và Ukraine có nguy cơ bị đe dọa, khi ban lãnh đạo mới ở Kiev ngả về hướng Liên minh Châu Âu.
Theo giới phân tích, quan hệ Trung Quốc-Ukraine hiện đang đối mặt với một tương lai bất định, với việc ở Kiev có một tổng thống lâm thời thân phương Tây. Bị đe dọa nhiều nhất là mối quan hệ quân sự-kinh tế song phương, khi ban lãnh đạo mới ở Kiev dịch chuyển về phía Liên minh châu Âu (EU).
 

Trung Quốc "khổ" vì chính biến Ukraine

Học giả Cui Hongjian, giám đốc nghiên cứu châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho biết: "Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và Ukraine trong ngắn hạn".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying (Hoa Xuân Oánh) cho biết tại một cuộc họp báo hôm Thứ Hai (24/2) rằng Trung Quốc đã theo dõi sát sao tình hình ở Ukraine và kêu gọi giải quyết khủng hoảng thông qua tham vấn. Bà này nói: ""Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình Ukraine. Chúng tôi hy vọng rằng tiến trình chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ được tiến hành theo pháp luật. Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Ucraina, tôn trọng sự lựa chọn độc lập của nhân dân Ukraine... và sẵn sàng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Ukraine trên cơ sở bình đẳng". Bà này cho biết Bắc Kinh sẵn sàng tiếp tục phát triển hợp tác chiến lược với Ukraine "trên cơ sở cùng có lợi".
Liên minh Châu Âu đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc vào năm 1989, do Bắc Kinh trấn áp những người bất đồng chính kiến (trong "sự kiện Thiên An Môn"). Qua đó, các nước thành viên EU không được phép trực tiếp chuyển giao cho Trung Quốc các loại vũ khí và công nghệ quốc phòng.
Nếu gia nhập Liên minh Châu Âu, Ukraine có thể phải bỏ việc buôn bán vũ khí với Trung Quốc để phù hợp với lệnh cấm vận của EU.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ukraine là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư thế giới trong  năm 2012 - chỉ đứng sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Ukraine đã đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất động cơ và bảo trì máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Trên thực tế, phần vỏ tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã được đóng tại Ukraine.
Theo báo Want China Times ở Đài Loan, Bắc Kinh cũng đã hợp tác với Kiev về tua bin khí lắp đặt trên tàu khu trục Aegis của Trung Quốc và động cơ diesel của xe tăng Al- Khalid phát triển cho Pakistan.
Hồi tháng 1/2014, Trung Quốc và Ucraina đã ký kết một Hiệp ước an ninh (do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich đặt bút ký).  Theo hiệp ước này, Trung Quốc sẽ đảm bảo an ninh cho Ukraine, nếu nước này bị đe dọa tấn công hạt nhân.

Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trao đổi văn kiện đã ký kết.

Về kinh tế, Trung Quốc cũng đẩy mạnh thương mại với Ukraine. Trong tháng 12/2013, Tổng thống Yanukovich đã thu hút được 8 tỷ USD đầu tư Trung Quốc vào nền kinh tế ốm yếu của Ukraine, sau khi hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Ðây là khoản bổ sung cho 10 tỷ USD mà Trung Quốc trước đó đã đầu tư vào Ukraine.Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký với Trung Quốc một số hiệp định kinh tế song phương, trong đó có liên quan đến việc xây dựng cảng nước sâu ở Crimea, hợp tác quân sự-kỹ thuật, đầu tư và nông nghiệp. Ukraine đồng ý cho Trung Quốc thuê 5\% đất để trồng trọt để bán cho các công ty nhà nước Trung Quốc. Ðây là một phần của thỏa thuận mà Trung Quốc hứa sẽ xây dựng đường cao tốc và các cây cầu tại Ukraine.
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga Yang Cheng của Đại học Đông Trung Quốc ở Thượng Hải cho biết tình hình ở Ukraine sẽ vẫn hỗn loạn, bất kể ban lãnh đạo mới ở Kiev chọn Liên minh Châu Âu hay Nga. Ông Yang Cheng nói: "Việc thay đổi chính phủ ở Ukraine tạo ra sự không chắc chắn về việc liệu hợp tác thương mại  giữa Kiev và Bắc Kinh có còn mạnh mẽ như trước đây".
Tuy nhiên, học giả Yang Cheng cho rằng bất kể chọn EU hay Nga, Kiev vẫn sẽ hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc vì cả EU lẫn Nga đều không đủ sức bảo lãnh cho nền kinh tế Ukraine trên bờ vực phá sản.
Học giả Zhang Shengjun, phó viện trưởng Viện Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc sẽ dựa ít hơn vào Ukraine để phát triển quân sự nhưng sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào nước này để duy trì ảnh hưởng vốn có.
Minh Đức (theo South China Morning Post)

Tin nổi bật