Ngải cứu, một loại thảo dược từ họ cúc, được biết đến từ lâu với các công dụng y học đa dạng. Với vị đắng, cay và tính hơi ấm, ngải cứu được coi là một trong những "siêu thực phẩm" của thiên nhiên. Tinh dầu ngải cứu cũng có tác dụng kháng khuẩn, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Trứng gà và ngải cứu tạo ra một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh minh họa
Trứng gà, với hương vị mặn và tính lạnh, là một nguồn dưỡng chất phong phú, bổ sung khí huyết và cân bằng năng lượng trong cơ thể. Lòng đỏ trứng gà có vị ngọt và tính ấm, có tác dụng dưỡng âm, minh tâm và bổ trợ cho hệ tiêu hóa.
Khi kết hợp với nhau, trứng gà và ngải cứu tạo ra một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Tinh dầu trong ngải diệp là thành phần tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính trong ngải cứu. Người bệnh viêm gan ăn trứng gà ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da; gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thải hoặc sinh non.
Những người mắc các vấn đề về sỏi thận, xơ vữa động mạch vành cũng nên tránh xa món ăn này. Ảnh minh họa
Ngải cứu giúp làm tăng việc đi tiểu nhiều và có thể được sử dụng chúng như là thuốc nhuận tràng. Do đó người bị rối loạn đường ruột không nên ăn ngải cứu.
Ngoài ra những người bị bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... cũng được khuyến cáo không nên ăn món trứng gà ngải cứu.
Những người ốm dậy thể trạng còn yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh như nói trên thì nên ăn cách ngày một quả trứng là tốt nhất. Bên cạnh đó phải ăn thêm các loại thực phẩm khác như cá, thịt, trái cây... sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Tốt nhất nên ăn cách ngày hoặc 7 - 10 ngày là một liệu trình.
T.D (T/h)