Những tác dụng “trời cho” của lá ngải cứu
Giúp cầm máu
Ngải cứu có công dụng hiệu quả trong việc cầm máu. Trong loại cây này có chứa nhiều dược chất tốt như flavonoid, đây là loại polyphenol dùng để kháng viêm. Ngải cứu có rác dụng cầm máu các vết thương ngoài da, nôn ra máu. Không những thế, phụ nữ bị thai ra máu cũng có thể dùng loại cây này để chữa trị.
Tác dụng giảm đau
Ngải cứu là một loại thảo dược trị đau nhức hiệu quả. Theo dân gian, sao nóng và vò nát lá ngải cứu rồi chườm trực tiếp vào chỗ đau sẽ làm giảm đau nhức hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp này là không nên để lá ngải quá nóng trực tiếp chườm trên da.
Giúp sát trùng, kháng khuẩn
Ngải cứu chứa rất nhiều tinh dầu giúp giảm phát triển của các loại vi khuẩn và ký sinh trùng.
Ngoài ra, các chất trong tinh dầu giúp sát khuẩn cao, phòng tránh viêm sưng về sau.
Giúp ổn định khí huyết và kinh nguyệt
Ngải cứu có tác điều hòa khí huyết. Đây được coi là một vị thuốc quý cho phụ nữ khi đến kỳ “đèn đỏ”. Không những thế, lá ngải cứu còn chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều…Còn đối với những người hay bị đau bụng kinh hoặc kinh nguyệt không đều thì việc sử dụng ngải cứu sẽ giúp hỗ trợ giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.
Phụ nữ dùng ngải cứu cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Giúp lợi tiểu
Cây ngải cứu rất tốt cho hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và giúp lợi tiểu. Khi bạn sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ giúp tiểu nhiều hơn, tránh những bệnh như sỏi thận, sỏi bàng quang,... và giải phóng độc tố ra khỏi cơ thể.
Lợi ích của việc xông lá ngải cứu
Giúp thông kinh lạc
Phương pháp này rất phù hợp với những người mắc bệnh tê bì chân tay, đau mỏi xương khớp, viêm quanh khớp, tổn thương đau mỏi cơ lưng, hông, đau mỏi thắt lưng, đau lạnh thượng vị, đầy hơi chướng khí, đau bụng đi ngoài, đau bụng kinh, các bệnh lý về phụ khoa…
Dưỡng sinh
Xông hơi lá ngải cứu sẽ tác động trực tiếp đến bàn chân giúp tăng cường khả năng kháng bệnh và phòng lão hóa hiệu quả, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Phòng chữa bệnh
Xông bằng cây ngải cứu có tác dụng ôn kinh thông lạc, cải thiện tuần hoàn tại chỗ, tăng khả năng miễn dịch. Việc xông lá ngải cứu phù hợp với những người bị cảm lạnh, viêm quanh khớp vai, đau bụng kinh, các bệnh lý về phụ khoa….
Một số lưu ý khi xông ngải cứu
Thời gian xông lá ngải cứu: Đây được xem là yếu tố quan trọng để quyết định hiệu quả của phương pháp. Đối với làn da khô bạn nên xông trong 10 phút để các tinh chất vừa đủ thẩm thấu vào da, còn nếu bạn thuộc tuýp da thường, da hỗn hợp, da dầu thì nên xông khoảng 15 phút.
Tần suất xông: Chỉ nên xông hơi khoảng 2 - 3 lần trên một tuần để đảm bảo các dưỡng chất cho da và không làm da bị khô và mất nước.
Tẩy da chết cẩn thận: Nên làm sạch da để loại bỏ những chất bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết. Bởi vì khi xông hơi, lỗ chân lông mở rộng sẽ khiến các chất bẩn dễ dàng tích tụ gây mụn, viêm.
Bạn tuyệt đối không nên rửa mặt, tắm ngay sau khi xông hơi. Đối với việc xông hơi vùng mặt, bạn nên rửa mặt sau 10 phút xông hơi. Còn đối với xông hơi toàn thân, bạn nên tắm sau 6h để đảm bảo sức khỏe.
Thời gian tốt nhất để xông hơi là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Việc này sẽ làm làn da có thể phục hồi sau khi xông hơi, tránh các tác nhân ánh nắng, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài.
Những người bị tình trạng da viêm nhiễm gồm: mụn trứng cá đỏ, mụn mủ, vảy nến… không nên xông hơi. Điều này khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.
Thùy Dung (T/h)