Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trở lại làm việc hậu COVID-19, mọi người cần chú ý điều gì?

(DS&PL) -

Hậu COVID-19, người lao động cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe khi quay trở lại công việc.

Tháng 10/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố định nghĩa chính thức về hậu COVID-19. Hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Những triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, có cả triệu chứng tâm lý, thần kinh, thậm chí rối loạn nhận thức. Những triệu chứng này có thể là những triệu chứng mới khởi đầu sau khi hồi phục COVID-19 hoặc dai dẳng kéo dài từ khi mới nhiễm bệnh.

Một số thống kê ghi nhận có khoảng 33 - 76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 ít nhất 6 tháng sau đợt cấp tính của bệnh, trong đó 20% người bệnh phải tái nhập viện, 80% người bệnh phải theo dõi chăm sóc trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận hậu COVID-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch cần nhập viện hoặc lớn tuổi, có bệnh nền mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, mắc bệnh nhẹ.

Ngay cả bệnh nhân không có triệu chứng cũng bị hậu COVID-19. Trong đó, khoảng 1/5 bệnh nhân độ tuổi 18-34, không nhập viện, không triệu chứng vẫn có triệu chứng hậu COVID-19, theo Tuổi trẻ.

Dưới đây là những lưu ý khi bạn quay trở lại làm việc theo hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19:

Nghỉ làm cho đến khi bạn cảm thấy đủ khỏe.

- Trao đổi với chủ lao động về tình trạng sức khỏe của bạn.

- Nếu cảm thấy đủ sức khỏe để quay lại làm việc, hãy tham khảo ý kiến của cán bộ y tế và cán bộ y tế lao động tại nơi làm việc để cho phép bạn quay trở lại làm việc.

- Xem xét các trách nhiệm công việc của bạn và đánh giá xem liệu bạn có thể làm toàn bộ vai trò hoặc chỉ một phần công việc.

- Thảo luận với người sử dụng lao động về kế hoạch quay trở lại làm việc bao gồm việc tăng dần các đầu việc trong một khoảng thời gian và xem xét thường xuyên kế hoạch này. Điều này giúp ngăn ngừa sự tái phát của các triệu chứng và giảm việc xin nghỉ. Khi bạn quay lại, có thể thực hiện các điều chỉnh đối với nhịp độ công việc, ví dụ thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, làm việc tại nhà hoặc bắt đầu bằng những nhiệm vụ nhẹ nhàng.

- Chủ lao động nên hỗ trợ quá trình quay trở lại làm việc theo giai đoạn, nó có thể mất vài tuần hoặc vài tháng tùy theo tính chất của các triệu chứng và tính chất công việc của bạn.

- Nếu bạn không thể đáp ứng yêu cầu công việc, bạn có thể cân nhắc việc thay đổi nhiệm vụ hoặc công việc.

- Nếu tình trạng sức khỏe của mình có thể ảnh hưởng công việc về lâu dài, bạn nên tham khảo ý kiến của cán bộ y tế và người sử dụng lao động để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết dựa trên chính sách nhà nước và yêu cầu pháp lý, theo Tri thức trực tuyến.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật