Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Triệt phá băng giang hồ liên tỉnh chuyên hành nghề "đâm thuê chém mướn"

(DS&PL) -

Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá 2 băng nhóm tội phạm nguy hiểm chuyên đâm thuê, chém mướn, cưỡng đoạt tài sản...

Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá 2 băng nhóm tội phạm nguy hiểm chuyên đâm thuê, chém mướn, cưỡng đoạt tài sản...

Theo thông tin đăng tải trên báo Công an nhân dân, ngày 20/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã triệt phá thành công 2 băng nhóm tội phạm nguy hiểm chuyên đâm thuê, chém mướn, cưỡng đoạt tài sản liên tỉnh ở khu vực Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng...

Băng giang hồ liên tỉnh chuyên hành nghề "đâm thuê chém mướn" - Ảnh minh họa

Báo Dân Trí cho biết, trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện tại địa bàn huyện Tân Phú, Định Quán nổi lên 2 băng nhóm do Đỗ Tiến Hoàng (37 tuổi) và Nguyễn Quang Tôn (38 tuổi, cả 2 cùng ngụ huyện Tân Phú) cầm đầu.

2 băng nhóm này chuyên tổ chức đánh bạc, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, thanh toán lẫn nhau nhằm tranh giành địa bàn tại huyện Tân Phú, Định Quán (tỉnh Đồng Nai); huyện Đức Linh (tỉnh Bình Thuận) và huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng).

Sau khi xác lập chuyên án và triệt phá 2 băng nhóm này, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố 4 vụ án, khởi tố 11 bị can.

Ngoài ra, qua đấu tranh với 2 băng nhóm này, cơ quan điều tra phát hiện thêm đối tượng Nguyễn Văn Công và Phạm Tuấn Kiên (ngụ Quận 1, TPHCM) có hành vi cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức bảo kê hoạt động thu mua sầu riêng của các thương lái trên địa bàn huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai).

Hiện cơ quan công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ điều tra mở rộng các vụ án khác có nghi vấn liên quan đến các đối tượng trong chuyên án này.

Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật