Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gần 100 cảnh sát bảo vệ phiên xử băng giang hồ truy sát người ở bệnh viện

(DS&PL) -

Hàng trăm cảnh sát được huy động để giữ an ninh phiên xử ông Sỳ Vĩnh Sáng cùng đàn em gây ra vụ truy sát ở bệnh viện quận Bình Tân, TP HCM hồi tháng 6 năm ngoái.

Hàng trăm cảnh sát được huy động để giữ an ninh phiên xử ông Sỳ Vĩnh Sáng cùng đàn em gây ra vụ truy sát ở bệnh viện quận Bình Tân, TP HCM hồi tháng 6 năm ngoái.

Theo báo VnExpress, sáng 14/3, Sỳ Vĩnh Sáng (56 tuổi) cùng 11 bị cáo được đưa đến TAND quận Bình Tân trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của gần 100 cảnh sát, trong đó có đặc nhiệm hình sự mặc thường phục. Đây là hai băng nhóm giang hồ đã gây ra vụ đâm chém nhau tại Bệnh viện Quốc Ánh (quận Bình Tân) hồi tháng 6 năm ngoái.

Rất đông người đến xem phiên xử, song chỉ một số ít được vào.

Trình bày với tòa, Sáng không đồng ý nhiều cáo buộc của VKS. Ông khẳng định không tham gia gây thương tích, không xúi nhóm đàn em đi đánh nhau.

Trong phần xét hỏi, tòa cách ly Sáng khi thẩm vấn các bị cáo còn lại. Nhiều đàn em của đại ca giang hồ khai "chỉ nghe thấy bạn bị chém thì chạy đến bệnh viện bênh vực".

Ông Sáng tại tòa hôm nay. Ảnh: báo VnExpress

Trước đó, báo An ninh thủ đô đăng tải thông tin, chiều 5/6/2016, 2 thanh niên là Cổ Chí Linh (SN 1997) và Nguyễn Minh Nhựt (SN 2000, cùng tạm trú quận Bình Tân) đi bơi tại chung cư Nhất Lan, phường Tân Tạo, quận Bình Tân. Trong lúc vui chơi, 2 người có xảy ra va chạm với 2 thanh niên khác là Lê Quốc Bảo và Nguyễn Huy Hoàng.

Trên đường ra về, Linh và Nhựt bị 2 đối thủ chặn đánh liền nhanh chóng chạy về nhà kêu anh trai mình là Cổ Vũ Linh (SN 1992) và Trần Minh Đương (SN 1988, bạn Vũ Linh, cùng ngụ quận Bình Tân) ra trả thù. Cả 4 người cầm hung khí cùng đến nhà Sỳ Vĩnh Sáng, thì gặp nhóm Bảo, Hoàng cùng một số thanh niên khác đang đứng trước cửa nhà nên vào chém khiến nhóm này phải bỏ chạy.

Lúc này, Sín Hỷ Phí (SN 1979, em vợ Sỳ Vĩnh Sáng) chạy sang cũng bị nhóm này chém gây thương tích ở tay và lưng. Thấy đồng bọn bị đánh nhóm thanh niên bỏ trốn quay lại cầm cầm đao, mã tấu lao đến chém trúng mắt Chí Linh và mặt Vũ Linh, Đương bị đánh gãy ngón tay. Nhóm này gây án xong bỏ đi khỏi hiện trường.

Nhóm bị chém trọng thương được đưa vào bệnh viện Quốc Ánh, quận Bình Tân, cấp cứu, Sín Hỷ Phí cũng được đưa vào chữa trị. Trong khi Đương Vũ Linh và Chí Linh đang được cấp cứu trên giường bệnh thì Sỳ Vĩnh Sáng cùng nhóm người mang theo mã tấu, tuýp sắt xông vào bệnh viện truy sát, chém trọng thương Đương và gần lìa bàn tay Chí Linh.

Nhận được thông tin, Công an quận Bình Tân đã đến hiện trường khám nghiệm, lấy lời khai nhân chứng, điều tra nguyên nhân. Qua truy xét, một số người được mời lên lấy lời khai. Công an cũng phát hiện tại nhà Sỳ Vĩnh Sáng nhiều dao, mã tấu, kiếm.

Đến ngày 29/6, qua tổ chức giám định, tỉ lệ thương tật của Cổ Chí Linh là 36%; Trần Minh Đương là 30% và Sín Hỷ Phí là 19%. Trên cơ sở kết quả này, cơ quan công an đã khởi tố 11 người trong cả hai nhóm về các hành vi Cố ý gây thương tích.

Trong đó, các em đều dưới 16 tuổi, riêng Sỳ Vĩnh Sáng từng có nhiều tiền án, tiền sự và bị bắt đi cải tạo, bắt giam nhiều lần.

Cũng theo báo VnExpress, Sỳ Vĩnh Sáng khá có tiếng trong giới giang hồ Sài Gòn xưa với biệt danh "Hùm xám cây Da Sà". Ông từng nhiều lần lĩnh án và bị buộc cải tạo từ năm 1976 đến 1999.

Ra trại, ông này được cho là làm việc cho trùm giang hồ Sài Gòn Trương Văn Cam (tức Năm Cam). 

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày.

Điều 104. Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: 

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; 

C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; 

E) Có tổ chức; 

G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; 

I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; 

K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

 (Tổng hợp)

Tin nổi bật