Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mở phiên tòa xét xử hai cựu cán bộ gây oan sai cho ông Chấn

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nguyên phó Công an huyện Việt Yên Trần Nhật Luật và trưởng phòng 10 VKSND tỉnh Bắc Giang Đặng Thế Vinh bị xét xử tội làm sai lệch hồ sơ vụ án

(ĐSPL) - Nguyên phó Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Trần Nhật Luật và trưởng phòng 10 VKSND tỉnh Bắc Giang Đặng Thế Vinh bị xét xử tội làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Theo báo VnExpress, sáng nay (19/1) phiên xét xử bị cáo Đặng Thế Vinh và Trần Nhật Luật với cáo buộc làm sai lệch hồ sơ vụ án được mở tại TAND tỉnh Bắc Giang.

Ông Vinh và Luật được tại ngoại. Ông Phạm Tuấn Chiêm (65 tuổi, chủ tọa phiên phúc thẩm bác đơn kêu oan của ông Chấn) bị cáo buộc có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng song đang được tạm đình chỉ điều tra do sức khỏe yếu.

Ông Chấn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Chiến được TAND tỉnh Bắc Giang mời đến với tư cách người làm chứng. Do đang điều trị bệnh lao phổi, ông Chấn có đơn xin vắng mặt. Bà Chiến sáng nay không tới tòa.

Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong một ngày, thẩm phán Ngô Quang Dũng làm chủ tọa.

Nguyên kiểm sát viên Đặng Thế Vinh tại phiên toà - Ảnh: báo VnExpress

Như báo Dân trí đã thông tin trước đó, giữa tháng 8/2003, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết hại tại nhà riêng ở thôn Me (xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang). Quá trình điều tra, công an xác định ông Chấn, hàng xóm với nạn nhân chính là thủ phạm.

Phiên sơ thẩm,TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt ông án tù chung thân về tội giết người. Sau đó, ông Chấn có đơn kêu oan nhưng đã bị bác bỏ trong phiên phúc thẩm của TAND tối cao mở tháng 7-2004, do ông Phạm Tuấn Chiêm làm chủ tọa.

Trong 10 năm đi tù, ông Chấn liên tục gửi đơn kêu oan. Cùng với chồng, vợ ông cũng ròng rã "gõ cửa" nhiều cơ quan công quyền và cho rằng thủ phạm thực sự của vụ án là người cùng làng Lý Nguyễn Chung.

Tháng 7/2013, sau khi nhận được đơn của vợ ông Chấn, Cục điều tra VKSND tối cao đã vào cuộc.

Ngày 6/11/2013 TAND tối cao đã hủy hai bản án kết tội ông Chấn giết người với mức phạt tù chung thân. Trước đó ít ngày, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú, khai nhận đã giết chị Hoan để cướp hai chiếc nhẫn cùng 59.000 đồng rồi bỏ trốn.

Cùng với đó, VKSND tối cao đã vào cuộc điều tra về tố cáo của ông Chấn bị nhóm cán bộ điều tra ép cung, dùng nhục hình. Cơ quan này đã phê chuẩn quyết định khởi tố, tạm giam nguyên thượng tá Trần Nhật Luật và cựu trưởng phòng Đặng Thế Vinh để điều tra hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Tiếp đó, ngày 30/9/2014, Cục Điều tra VKSND tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can với cựu thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 7/2015, Lý Nguyễn Chung bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 12 năm tù về tội giết người, hai năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hợp hình phạt mà bị cáo phải chấp hành là 12 năm tù.

Điều 3. Nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại (Nghị Quyết Số: 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại có người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra)

Việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong các trường hợp bị oan phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Kịp thời, công khai và đúng pháp luật;

2. Tạo điều kiện thuận lợi để người bị oan, thân nhân của người bị oan hoặc đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan, thân nhân của người bị oan; người bị oan được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

3. Thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về tinh thần và thiệt hại về vật chất theo các quy định tại Nghị quyết này và quy định tại văn bản pháp luật có liên quan;

4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ động giải quyết bồi thường cho người bị oan, thân nhân của người bị oan theo quy định của pháp luật;

5. Việc bồi thường thiệt hại được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại với người bị oan, thân nhân của người bị oan hoặc đại diện hợp pháp của họ; nếu không thương lượng được thì người bị oan, thân nhân của người bị oan hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Tổng hợp


Tin nổi bật