Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trà xanh là thức uống quen thuộc, giàu dinh dưỡng nhưng "đại kỵ" với nhóm người này

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Trà xanh là một loại thức uống quen thuộc, giàu chất dinh dưỡng được nhiều người biết đến và yêu thích. Tuy nhiên nhóm người sau đây không nên uống.

Trà xanh là thức uống có nhiều tác dụng cho sức khỏe, trong đó có giảm cân. Do trà xanh được yêu thích, mọi người thường không quan tâm nhiều tới tác dụng phụ của loại nước này.

Hiện nay, trà xanh có nhiều loại khác nhau, những khác biệt này chủ yếu do sự đa dạng giống trà, điều kiện trồng trọt, phương pháp canh tác, quá trình thu hái và cách thức chế biến.

Ngoài việc sử dụng trà xanh như một loại thức uống giải khát, người ta còn chế biến trà thành dạng bột. Bột trà xanh có tác dụng làm sáng da, trị mụn và thâm nám vô cùng hiệu quả.

Trà xanh là thức uống quen thuộc, giàu dinh dưỡng nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

Công dụng của trà xanh đối với sức khỏe

Phòng ngừa bệnh ung thư

Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp cơ thể có khả năng chống lại sự gây hại của gốc tự do nhờ đó mà góp phần bảo vệ tế bào khỏi sự phá huỷ của khối u ác tính.

Giảm huyết áp

Một trong những tác dụng của trà xanh là giúp giảm huyết áp cũng như ngăn ngừa lão hóa. Chất polyphenol và vitamin C trong trà có thể giúp giảm mỡ, giảm huyết áp, cải thiện chức năng mạch máu.

Cải thiện chức năng não

Trà xanh không chỉ giúp cơ thể tỉnh táo khi sử dụng mà còn có thể tăng cường chức năng não. Thành phần caffeine trong trà xanh có thể giúp kích thích não bộ. Tuy hàm lượng cafein trong trà xanh không nhiều như trong cà phê nhưng vẫn đủ để tạo ra phản ứng tỉnh táo mà không gây ra hiệu ứng “bồn chồn” do hấp thụ nhiều cafein gây ra.

Phòng ngừa sâu răng và giảm thâm ở quầng mắt

Hoạt chất ở trong trà xanh có thể kìm hãm vi khuẩn phát triển nên thảo dược này được dùng nhiều trong thành phần của kem đánh răng. Uống trà xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.

Với khả năng hạn chế sự giãn nở mạch máu ở dưới bọng mắt, trà xanh trở thành thức uống chữa thâm quầng mắt rất tốt. Không những thế, lượng cafein và tanin có trong trà xanh còn giảm lượng nước ở mô nên khiến cho vùng da quanh mắt giảm được thâm và sưng.

Giảm stress

Nhờ thành phần theanine mà trà xanh được cho là có công dụng giảm stress. Hơn nữa, trong trà xanh còn có chứa cafein, có tác dụng hưng phấn thần kinh, giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn.

Làm đẹp da

EGCG là một loại hoạt chất có trong trà xanh với công dụng giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa cho da. Chính vì thế mà uống trà xanh là một cách để đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho da từ sâu bên trong.

Phòng ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson

Ngoài khả năng cải thiện chức năng của não bộ một cách tạm thời trà xanh còn giảm nguy cơ đối với bệnh Alzheimer và Parkinson vì nó có hợp chất catechin.

Trà xanh là thức uống quen thuộc, giàu dinh dưỡng nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

Giảm cân

Các chất catechins trong cà phê và trà xanh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, tốt cho việc giảm cân. Một vài nghiên cứu cho thấy, trà xanh có thể tăng cường đốt cháy chất béo và tăng tỷ lệ trao đổi chất trong thời gian ngắn.

Những ai không nên uống trà xanh

Bệnh nhân có vấn đề dạ dày

Tannin có trong trà xanh làm tăng axit trong dạ dày, dễ gây đau bụng, buồn nôn hoặc táo bón. Vì vậy, bạn không được uống trà xanh khi đói. Những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược axit cũng không nên uống quá nhiều. Một nghiên cứu kết luận trà là chất kích thích mạnh axit dạ dày, có thể giảm bớt bằng cách thêm sữa và đường.

Người bị táo bón

Trà xanh chứa catechin polyphenol có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, khiến phân bị khô, gây táo bón hoặc nặng hơn, theo Guru On Time.

Người bệnh tim hoặc huyết áp cao

Uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Người thiếu sắt, thiếu máu

Catechin trong trà xanh có thể làm giảm hấp thu sắt từ thức ăn. Chiết xuất trà xanh làm giảm 25% khả năng hấp thụ sắt không phải heme. Đây là loại sắt có trong trứng, sữa và thực phẩm từ thực vật như đậu. 

Vitamin C làm tăng hấp thu sắt không heme, vì vậy bạn có thể vắt chanh vào trà hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin C khác như bông cải xanh để bù đắp. Bạn cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ (bò, lợn, bê) hay cá hồi, cá rô, cá ngừ. 

Người bị xơ vữa động mạch

Trà xanh chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như caffein, theophylline, theobromine… có thể gây co thắt mạch máu não, khiến máu lưu thông chậm, thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối não. Nó cũng có thể gây co thắt tâm thu động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, hồi hộp, tức ngực và rối loạn nhịp tim.

Trà xanh là thức uống quen thuộc, giàu dinh dưỡng nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

Người đang sốt cao

Bệnh nhân sốt nên uống nước lọc. Hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn, đồng thời chất này cũng có tác dụng lợi tiểu làm giảm hiệu quả hạ sốt.

Người nhạy cảm với caffeine

Trà xanh có chứa caffeine. Hấp thụ quá nhiều chất này có thể dẫn đến hồi hộp, lo lắng, nhịp tim bất thường và run. Một số người không có khả năng dung nạp caffeine sẽ bị các triệu chứng đó ngay cả khi uống ít trà. 

Dùng đồ uống có nhiều caffeine cũng có thể cản trở hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và tăng nguy cơ loãng xương. 

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Trà xanh có chứa caffeine, catechin và axit tannic. Cả ba chất này đều có liên quan đến nguy cơ khi mang thai. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, uống trà xanh với lượng nhỏ, khoảng 2 cốc mỗi ngày là an toàn. Lượng trà xanh này cung cấp khoảng 200mg caffeine. 

Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 tách trà xanh/ngày có liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai và các tác động tiêu cực khác. Caffeine đi vào sữa mẹ dễ ảnh hưởng đến trẻ. Uống nhiều có thể gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ giai đoạn này sẽ bị thiếu máu, không nên uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh có tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt.

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đập nhanh và ngủ kém. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, vì vậy nên uống ít và tránh uống trà đặc.

Trà xanh là thức uống quen thuộc, giàu dinh dưỡng nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

Những lưu ý khi uống trà xanh

Không uống trà xanh quá nhiều

Một người bình thường có thể uống trà xanh ở mức 2-3 tách mỗi ngày. Ngoài ra, không vượt quá 200-300 mg/ml cafein. Bạn có thể uống trà xanh đã được tách cafein nhưng vẫn phải tuân theo liều lượng tiêu chuẩn.

Không uống trà ngay sau bữa ăn

Uống trà ngay sau bữa ăn không những làm loãng dịch vị, gây trở ngại tiêu hóa mà còn làm chậm nhu động đường ruột, kéo dài thời gian phân lưu lại trong ruột nên dễ gây táo bón. Do đó, uống trà sau 1 giờ sau bữa ăn là thích hợp nhất.

Không uống trà trước khi đi ngủ

Uống trà có thể gây hưng phấn thần kinh và đi tiểu nhiều. Do đó, nếu bạn uống trà trước khi đi ngủ, nhất là trà đậm, sẽ khiến bạn mất ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống trà để qua đêm, trà quá lạnh hoặc quá nóng, trà nấu nhiều lần cũng như không uống trà khi đang đói để tránh những tác dụng phụ không mong muốn mà trà xanh mang lại.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật