Hạt lạc rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp hơn 30 chất dinh dưỡng thiết yếu và dinh dưỡng thực vật là một nguồn tốt của niacin, folate, chất xơ, vitamin E, magiê và phốt pho. Đặc biệt, lạc còn chứa hợp chất resveratrol có tính chống oxy hóa mạnh, làm tăng cholesterol tốt HDL giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, máu huyết lưu thông tốt, da dẻ hồng hào.
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một khẩu phần lạc tương đương 28g hoặc 28 hạt lạc sống có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Lượng calo: 161
- Chất béo: 14g
- Natri: 5,1mg
- Carbohydrate: 4,6g
- Chất xơ: 2,4g
- Đường: 1,3g
- Chất đạm: 7,3g
Lạc giàu chất dinh dưỡng, được ví như "nhân sâm" những "đại kỵ" với nhóm người này.
Lợi ích của lạc đối với sức khỏe
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Lạc rất giàu chất béo không bão hòa đơn, và chất chống oxy hóa như axit oleic.Hãy ăn lạc hoặc các thực vật họ đậu khác ít nhất bốn lần 1 tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Hạnh nhân được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhưng lạc cũng mang lại những lợi ích tương tự khi kiểm soát lượng đường trong máu. Chất béo tự nhiên trong lạc có tác dụng làm giảm chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm khác được tiêu thụ cùng lúc. Ngoài ra, lạc còn giúp kiểm soát cả lượng đường trong máu lúc đói và mức sau ăn (sau bữa ăn).
Giảm lượng cholesterol
Các chất dinh dưỡng trong lạc không những làm tăng cường trí nhớ mà còn giúp làm giảm và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Thêm vào đó, đồng chứa trong lạc giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt.
Hỗ trợ giảm cân
Có nhiều cơ chế mà lạc có thể hỗ trợ giảm cân. Chất xơ và protein trong lạc thúc đẩy và làm tăng cảm giác no. Mặc dù đậu phộng có hàm lượng calo cao, nhưng một số chất béo trong đậu phộng có khả năng chống lại quá trình tiêu hóa và không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn.
Ngăn ngừa lão hóa
Đậu phộng chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.
Phòng chống trầm cảm
Trong hạt lạc giàu nguồn axit amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin. Serotonin có lợi cho não, giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm.
Tăng cường trí nhớ
Trong hạt lạc chứa nguồn vitamin B3 và chất niacin có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện chức năng bộ não và thúc đẩy hoạt động trí nhớ.
Ngăn ngừa sỏi mật
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, những người mà ăn ít nhất 58 gam đậu phộng hoặc bơ đậu phộng mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật là 25%.
Lạc giàu chất dinh dưỡng, được ví như "nhân sâm" những "đại kỵ" với nhóm người này.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Lạc là loại thực phẩm rất giàu vitamin B, kẽm và vitamin E giúp loại bỏ căng thẳng nhanh chóng. Giống như hạt điều hay hạnh nhân, bạn có thể thủ sẵn ở bàn làm việc của mình một hũ đậu phộng rang hay hạt điều, hạnh nhân để nhấm nháp mỗi khi bị căng thẳng.
Phòng bệnh ung thư
Chất phytosterol được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, bao gồm cả đậu phộng không chỉ giúp bảo vệ tim mạch bằng cách hạn chế việc hấp thu cholesterol, mà còn có thể phòng chống bệnh ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của các khối u.
Những người không nên ăn lạc
Người cơ địa dị ứng
Cần lưu ý rằng không phải ai cũng có thể ăn được lạc. Một số người có cơ địa dị ứng hoặc nhạy cảm với các loại thực phẩm cần cẩn thận khi sử dụng lạc.
Nếu có các triệu chứng như phát ban, buồn nôn hoặc bị sưng mặt sau khi sử dụng lạc nghĩa là bạn bị dị ứng với loại thực phẩm này.
Một số trường hợp dị ứng với lạc bị nặng còn xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, nôn mửa, co giật, chóng mặt.
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng nêu trên bạn cần dừng sử dụng loại thực phẩm này ngay, đồng thời tới thăm khám kịp thời ở các cơ sở y tế.
Người đang mắc bệnh gout
Lạc khá giàu chất béo, nhưng những bệnh nhân gout mắc rối loạn chuyển hóa purin, thường bị tăng axit uric máu thì nên tránh xa lạc.
Chỉ cần bạn ăn một chút thôi cũng sẽ làm cho bệnh tình của bạn thêm tăng nặng. Nguyên nhân là chất béo làm giảm sự bài tiết axit uric.
Lạc giàu chất dinh dưỡng, được ví như "nhân sâm" những "đại kỵ" với nhóm người này.
Người rối loạn mỡ máu
Đậu phộng giàu chất béo và có hàm lượng calo cao, do đó đây không phải là thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân bị tăng lipid máu. Nếu ăn nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh không được cải thiện, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người có làn da dầu, nhiều bã nhờn, mụn bọc
Với hàm lượng chất béo cao, ăn nhiều lạc có thể thúc đẩy bài tiết tuyễn bã nhờn, tăng tiết dầu khiến cho làn da của bạn càng bị đổ nhiều dầu và nổi mụn.
Ngoài lạc luộc, hiện lạc còn được chế biến thành nhiều món ăn khác, kết hợp với nhiều loại gia vị cay nóng như bột ớt, ngọt như đường. Trông có vẻ hấp dẫn những nếu tiêu thụ những món ăn này nhiều sẽ khiến cơ thể bạn càng bị nóng trong, da dễ kích ứng, nổi mẩn đỏ hay mụn và gây viêm chân lông. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn lạc để bảo vệ làn da khoẻ mạnh.
Người bệnh đã cắt túi mật
Để đảm bảo sức khỏe của mật, không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo hay protein vì có thể khiến túi mật tiết ra nhiều mật hơn. Điều này càng quan trọng đối với bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật, mật được tiết ra nhưng không được lưu trữ sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất béo, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Người bệnh viêm loét dạ dày, viêm ruột mạn tính, khó tiêu
Đậu phộng chứa hàm lượng protein và chất béo cao khiến cho cơ thể khó tiêu hóa và hấp thu. Vậy nên, những người bị chứng khó tiêu hay viêm loét dạ dày, viêm ruột mạn tính không nên ăn vì có thể gây cảm giác khó chịu và làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa nói chung cũng không nên ăn nhiều lạc.
Người bị cao huyết áp
Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút. Người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho bạn.
Người hay bị nóng trong
Theo Đông y lạc vị ngọt, tính nóng có thể gây nóng trong. Do đó những người bị nhiệt, hay bị mụn, nóng trong không nên ăn lạc. Vì ăn lạc sẽ khiến bạn khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.
Những lưu ý khi sử dụng lạc
Không nên ăn lạc mốc
Không ăn lạc đang dấu hiệu mọc mầm
Không ăn lạc khi đang bị ho, đau họng
Không ăn lạc khi bụng đang đói
Lạc giàu chất dinh dưỡng, được ví như "nhân sâm" những "đại kỵ" với nhóm người này.
Cách bảo quản lạc đúng lách
Lạc không vỏ và có vỏ được bảo quản trong tủ đựng thức ăn khô và mát sẽ để được từ 1 đến 2 tháng, nhưng thời hạn sử dụng có thể kéo dài đến 4 đến 6 tháng nếu được giữ trong tủ lạnh. Bơ đậu phộng đã mở nắp dùng được từ 2 đến 3 tháng trong tủ đựng thức ăn và 6 đến 9 tháng trong tủ lạnh.
Nếu mua lạc đóng hộp, hãy cố gắng tiêu thụ chúng không muộn hơn ngày hạn sử dụng in trên bao bì. Nếu để quá hạn sử dụng, chất lượng lạc sẽ giảm đi ngay cả khi đựng trong hộp kín. Khi hộp đã mở, hãy giữ lạc trong tủ lạnh để giữ được hương vị và độ tươi.
Như Quỳnh (T/h)