Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tra cứu nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ thế nào?

(DS&PL) -

Quy trình tra cứu nhãn hiệu online hiện tại có sự thay đổi khi cục Sở hữu trí tuệ đã thay đổi hệ thống dữ liệu về đăng ký sở hữu công nghiệp. Do vậy khi bạn muốn tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ hiện tại cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây.

1. Khi nào cần tra cứu nhãn hiệu trùng lặp?

Doanh nghiệp đang sở hữu nhãn hiệu cần đảm bảo thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền để phòng tránh cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời tra cứu nhãn hiệu trùng lặp để sớm phát hiện và phản đối cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đơn vị khác. Do đó tác dụng của việc thực hiện tra cứu nhãn hiệu sẽ bao gồm:

- Đảm bảo nhãn hiệu đăng ký bảo hộ không bị trùng lặp

+ Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.

+ Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

+ Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).

+ Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

- Phát hiện những nhãn hiệu tương tự đang được các chủ thể khác đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ. Bởi quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp luôn song hành với việc phát hiện việc đối thủ vi phạm nhãn hiệu hoặc đăng ký nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của đơn vị mình để kịp thời đưa ra giải pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp.

- Nắm bắt được xu thế xây dựng thương hiệu trong cùng lĩnh vực kinh doanh: Rất nhiều doanh nghiệp khi tham khảo cách thức chọn nhãn hiệu đăng ký của đơn vị khác đã học được cách đối thủ định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu. Điều này rất hữu ích trong kinh doanh, đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh theo mô hình chuỗi.

2. Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu trực tuyến, online

Việc tra cứu nhãn hiệu bảo hộ hoặc đã nộp đơn đăng ký tại Việt Nam có thể thực hiện qua thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish (Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish là công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ và phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng). Sau đây là hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu online trên thư viện số đã nói:

- Bước 1: Truy cập địa chỉ: wipopublish.ipvietnam.gov.vn

+ Người dùng có thể chọn Ngôn ngữ tại hộp thoại ngôn ngữ.

+ Chọn các màn hình tra cứu chuyên sâu bằng cách nhấn vào phần chữ “Sáng chế”, “Kiểu dáng”, “Nhãn hiệu” hoặc nhấn vào các số tương ứng ở dưới các chữ này.

+ Chọn “Trợ giúp” để đọc hướng dẫn sử dụng Thư viện số (bằng tiếng Anh).

- Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

 

Theo chế độ mặc định, người dùng có 4 trường để nhập từ khóa tra cứu là “Số đơn”, “Nhãn hiệu”, “Chủ đơn”, “Phân loại Nice”.

Người dùng có thể lựa chọn để bổ sung thêm các trường tra cứu ở bên lề bên trái, bằng cách tích vào biểu tượng ô vuông, ngay sau khi tích vào ô vuông thì trường tương ứng xuất hiện trên màn hình tra cứu.

3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chưa tra cứu có được không?

Chúng tôi xin nhấn mạnh thủ tục tra cứu nhãn hiệu không phải yêu cầu bắt buộc, cũng không phải là quy trình phải thực hiện khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Cục sở hữu trí tuệ xem xét giải quyết thủ tục đăng ký nhãn hiệu căn cứ vào quyền ưu tiên của các chủ sở hữu hoặc thời gian nộp đơn của họ. Nhãn hiệu khi tra cứu cho kết quả không bị trùng, hoặc tương tự với nhãn hiệu đã bảo hộ, đã đăng ký của chủ thể khác cũng không được Cục SHTT xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sớm hơn.

4. Nguyên tắc giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ

Tình trạng bị trùng nhãn, nhãn hiệu đã bị đăng ký trước đó xảy ra khá phổ biến. Điều này để lại nhiều rủi ro cho cá nhân, tổ chức muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tạo thương hiệu riêng. Về vấn đề này, tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền ưu tiên như sau:

“Điều 91. Nguyên tắc ưu tiên

1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam….

c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.”

Theo đó, nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên nếu đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên. Vậy, nếu nhãn hiệu đăng ký đã được đăng ký trước đó, phải làm gì?

- Đối với nhãn hiệu chưa được bảo hộ:

Trong trường hợp này, các cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu có quyền nộp đơn yêu cầu phản đối cấp văn bằng của người nộp đơn trước đó. Trường hợp này chủ đơn phản đối phải chứng minh được về một số vấn đề như:

+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

+ Số lượng người biết và thừa nhận nhãn hiệu (số lượng khách hàng, có thể làm khảo sát…)

+ Các tài liệu chứng minh chi phí quảng cáo, truyền thông; doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm sử dụng nhãn hiệu (hoá đơn, chứng từ…).

- Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ:

+ Yêu cầu chấm dứt hiệu lực:

Văn bằng bảo hộ có thể chấm dứt trong trường hợp “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng“.

Do đó, nếu nhãn hiệu đã được cấp văn bằng nhưng không sử dụng trong thời gian quy định có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

+ Đàm phán mua lại nhãn hiệu:

Người sử dụng có thể thoả thuận với chủ sở hữu (hoặc chủ đơn đăng ký) nhãn hiệu để thực hiện việc chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

+ Thay đổi nhãn hiệu:

Nếu không thể thỏa thuận mua lại hay không đủ căn cứ để yêu cầu chấm dứt hiệu lực, có thể tiến hành thiết kế lại nhãn hiệu mình định đăng ký hoặc thay đổi một số chi tiết và giữ lại thương hiệu ban đầu.

Như vậy thủ tục tra cứu nhãn hiệu tuy không làm rút ngắn quy trình giải quyết thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ nhưng nó lại tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công, và từ đó cũng vẫn giúp tiết kiệm thời gian của doanh nghiệp khi bảo hộ nhãn hiệu của mình. Hiện nay tại Hà Nội thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện uy tín với hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu miễn phí bởi công ty Luật Trí Nam. Dịch vụ pháp lý sẽ giúp doanh nghiệp bạn nhanh chóng hoàn thành thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bạn đọc muốn tra cứu đăng ký nhãn hiệu có thể liên hệ với Luật sư công ty để được trợ giúp.

Công ty Luật Trí Nam

Điện thoại: 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn

Thu Hà

 

Tin nổi bật