Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TP.HCM: Kẻ xâm hại trẻ em có thể là người có địa vị, dân trí cao

  • Việt Hương
(DS&PL) -

UBND TP.HCM vừa có báo cáo việc thực hiện nghị quyết số 121 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em trên địa bàn.

Qua các số liệu thực tiễn, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em tại TPHCM có chiều hướng giảm về số vụ. Tuy nhiên, tính chất các vụ việc ngày càng nghiêm trọng.
 
Hình thức phạm tội chủ yếu là xâm hại tình dục trẻ em, bạo hành thể xác, hăm dọa tinh thần. Độ tuổi trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại có chiều hướng ngày càng nhỏ, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 10 đến dưới 16 tuổi và đa phần là trẻ em gái.
 
Thủ đoạn của các đối tượng chủ yếu là lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng "lòng tốt" nhằm dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại trẻ em. Các dạng hành vi xâm hại trẻ em phố biến là giết, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, giao cấu, dâm ô, bắt cóc, mua bán...
 
Đặc biệt, nếu như trước đây địa bàn xảy ra các vụ xâm hại trẻ em thường tập trung ở những địa điểm vắng vẻ, khu vực ngoại thành, khách sạn, nhà trọ lưu trú của người dân lao động... thì thời gian gần đây, địa bàn xảy ra các vụ xâm hại trẻ em là các khu vực công cộng thuộc các chung cư, trường học, công viên. 
 
Đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em ngày càng mở rộng, không chỉ là người lao động phổ thông có trình độ dân trí thấp mà đã phát sinh từ những người có nghề nghiệp ổn định, có trình độ dân trí cao, có địa vị xã hội.

Vụ việc bé trai tại TPHCM bị ép sử dụng chất là ma túy đá gây bức xúc dư luận thời gian qua. (Ảnh: Cắt từ clip)

Theo đánh giá của UBND TP.HCM, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em trên địa bàn thời gian qua có chiều hướng giảm về số vụ nhưng có tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp.
 
Việc ghi nhận thông tin khách lưu trú của các khách sạn, nhà nghỉ không được thực hiện đầy đủ nên khi xảy ra các vụ xâm hại tình dục trẻ em, việc thu thập, xác minh, củng cố chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn.
 
Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện nghị quyết, TP.HCM kiến nghị bộ, ngành trung ương xem xét quy định về số lượng và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách phù hợp với điều kiện thực tế tại TP.
 
Có chế độ chính sách thu hút nhân viên công tác xã hội làm việc trong các trường học (bao gồm cả cơ sở mầm non), tại địa bàn dân cư nhằm tăng cường nguồn nhân lực kết nối, giải quyết các vấn đề liên quan công tác bảo vệ trẻ em.
 
Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật