Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Top 5 ngành nghề nguy hiểm nhưng vẫn "hút" người ứng tuyển

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Dưới đây là những nghề nguy hiểm nhưng vẫn thu hút số lượng lớn người đăng ký ứng tuyển vì mức thu nhập tốt.

Đối với những bạn trẻ, ngoài chuyện lương thưởng, đồng nghiệp, môi trường làm việc, giờ giấc,… thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là nên chấp nhận đối diện với áp lực, căng thẳng, mệt mỏi. Nhiều bạn trẻ đặc biệt yêu thích câu nói: "Áp lực tạo kim cương". Với họ, công việc nguy hiểm và áp lực đồng nghĩa với việc sẽ có mức lương thưởng tương xứng. Hơn thế, đây cũng là cơ hội để họ rèn luyện ý chí, nghị lực.

Dưới đây là 5 ngành nghề phát triển dù nguy hiểm và áp lực được nhiều bạn trẻ lựa chọn sau khi học xong THPT.

Phi công

Phi công là người lái và điều khiển máy bay hoặc thiết bị bay bằng lực đẩy động cơ. Đây là một nghề nghiệp phức tạp và yêu cầu cao, phi công phải được đào tạo và vượt qua các kỳ thi, kiểm tra kỹ lưỡng về thể lực, kiến thức và kỹ năng điều khiển máy bay.

Top 5 ngành nghề nguy hiểm nhưng vẫn "hút" người ứng tuyển.

Nghề phi công không chỉ đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, thị lực tốt mà còn phải có khả năng phối hợp và giao tiếp tốt. Tổ chức, lên kế hoạch, kỹ năng định hướng, dẫn đường, khả năng tập trung cao độ trong một thời gian dài. Nghề này cũng đòi hỏi những có người có tinh thần trách nhiệm cao, vì thế dẫn đến áp lực khi làm việc.

Vietnam Airlines cho biết mức lương trung bình của phi công là 132,5 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 1,6 tỷ đồng. Vietjet cho biết thu nhập trung bình của phi công là 180 triệu đồng/tháng, tương ứng khoảng 2,2 tỷ đồng/năm.

Diễn viên đóng thế

Diễn viên đóng thế là công việc nguy hiểm khi phải thực hiện một số thao tác như nhảy từ trên cao xuống, đâm xe, đánh nhau hoặc sử dụng vũ khí nguy hiểm trong các trận đánh. Rủi ro của nghề này rất lớn, buộc người làm phải cam kết chấp nhận trước khi bắt đầu công việc.

Thậm chí, có một số rủi ro dẫn đến thương tích nghiêm trọng, gây ra tử vong đều phải chấp nhận. Thời gian làm việc của diễn viên đóng thế cũng không cố định mà phải phụ thuộc vào diễn viên chính hay công tác của đoàn phim.

Tuy công việc nguy hiểm là vậy, nhưng đổi lại họ sẽ nhận về mức lương khá cao so với mặt bằng chung từ 500.000 đến 5 triệu đồng/lần đóng thế. Đây chính là điều khiến nhiều người chấp nhận đánh đổi để có được công việc này.

Bác sĩ

Top 5 ngành nghề nguy hiểm nhưng vẫn "hút" người ứng tuyển.

Bác sĩ là một trong những công việc phải chịu áp lực cực kỳ lớn. Họ luôn phải làm việc trong tình trạng căng thẳng khi phải giành giật giữa sự sống và cái chết từng giây từng phút. Hầu hết bác sĩ ngoài việc phải khám chữa bệnh nhân trong toàn bộ thời gian hành chính thì họ phải trực và làm thêm cả những ngày nghỉ.

Tại nước ta, tình trạng này còn tăng lên rất nhiều khi mà số lượng bệnh nhân quá đông và điều kiện y tế chưa đáp ứng kịp. Không những thế, họ phải đối mặt với những nguy cơ lây nhiễm bệnh nguy hiểm trong lúc làm việc hay áp lực kiện tụng từ những trường hợp người nhà bệnh nhân xấu số.

Ở Việt Nam, lương bác sĩ mức thấp nhất cũng không dưới 10 triệu đồng. Những người sở hữu mức lương cao hơn khoảng 20 triệu đồng, còn lại những vị trí bác sĩ cao cấp có thể đạt mức lương lên đến 30 – 40 triệu đồng.

Hướng dẫn viên leo núi

Hàng tấn tuyết đổ xuống từ các ngọn núi sẵn sàng vùi lấp người leo núi xấu số bất cứ lúc nào. Đó cũng chính là lý do khiến nghề hướng dẫn viên leo núi xếp hạng 7 trong số những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới.

Mức thu nhập của các hướng dẫn viên leo núi được đánh giá rất cao, rơi vào khoảng 70.000 USD/năm (khoảng 1 tỷ 500 triệu đồng).

Tuy nhiên, hướng dẫn viên leo núi phải chấp nhận sống ở các địa điểm ngay cạnh núi, ở những khu vực khá nguy hiểm và không náo nhiệt như ở khu vực trung tâm.

Thợ mỏ

Không riêng gì Việt Nam, thợ mỏ là một trong những công việc nguy hiểm bậc nhất thế giới. Nghề mỏ không chỉ là một nghề nặng nhọc, độc hại mà còn luôn phải đối mặt với những hiểm nguy. Bởi chỉ một sơ xuất nhỏ trong sản xuất có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của chính bản thân và đồng nghiệp xung quanh.

Công nhân làm việc trong các hầm mỏ có nguy cơ bị bệnh gấp đôi so với những người làm việc trên mặt đất. Thế nhưng không nước nào có thể thiếu dầu mỏ. Hàng nghìn thợ mỏ cần mẫn đào bới từng viên than đá suốt nhiều giờ đồng hồ ở độ sâu hàng trăm mét trong không gian nhỏ hẹp không rõ ngày hay đêm. Đổi lại, họ có thu nhập xứng đáng với công sức bỏ ra.

Mức lương khoảng 40 triệu đồng/tháng, tương đương với ngưỡng 500 triệu đồng/năm. 

Tin nổi bật