Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thống Zelensky "tạt nước lạnh" vào tuyên bố của Đặc phái viên Mỹ về "chìa khóa" thỏa thuận hòa bình

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tổng thống Zelensky đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố của Đặc phái viên Mỹ khi cho rằng chìa khóa cho một thỏa thuận hòa bình xoay quanh "5 vùng lãnh thổ".

Ngày 15/4, phát biểu trong một cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Odessa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố: ."Ukraine là một quốc gia có chủ quyền và chỉ có người dân Ukraine mới có thể nói về lãnh thổ của mình", 

"Tất cả các vùng lãnh thổ đều thuộc về nhà nước Ukraine. Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh chỉ có người dân Ukraine mới có thể nói về các vùng lãnh thổ của chúng tôi. Bạn biết ranh giới đỏ của chúng tôi là gì, chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận bất kỳ vùng lãnh thổ nào bị kiểm soát tạm thời là của Nga", ông Zelensy nói thêm. 

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Steve Witkoff, cho rằng chìa khóa cho một thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine là tình trạng của 5 vùng lãnh thổ sáp nhập vào Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters

Trước đó, trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 14/4,  ông Steve Witkoff cho biết, trong cuộc gặp hôm 11/4, ông đã thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin các bước có thể chấm dứt xung đột Ukraine cũng như khôi phục quan hệ Washington - Moscow.

Cũng theo vị quan chức, cuộc thảo luận xoay quanh một thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine có thể dựa trên tình trạng của "5 vùng lãnh thổ".

"Thỏa thuận hòa bình này liên quan đến cái gọi là 5 vùng lãnh thổ, nhưng vẫn còn nhiều điều hơn thế nữa", ông Witkoff nói.

Mặc dù vị đặc phái viên Mỹ không nêu tên trực tiếp 5 vùng lãnh thổ, song ông được cho là ám chỉ đến bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, và các tỉnh Donetsk, Lugansk, Zaporizhia, Kherson sáp nhập vào Nga năm 2022.

Nga tuyên bố sáp nhập những vùng lãnh thổ này sau các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi. Đến nay, Moscow tiếp tục đưa ra các yêu cầu nhằm chấm dứt xung đột Ukraine, trong đó có yêu cầu công nhận những vùng lãnh thổ trên thuộc chủ quyền của Nga.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Steve Witkoff. Ảnh: BLOOMBERG

Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 15/4,  Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết không dễ để đạt nhất trí với Mỹ về các phần chính của một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Cụ thể,  khi được hỏi liệu Moscow và Washington có xây dựng các thông số chính cho một thỏa thuận toàn diện trong tương lai về Ukraine hay không, ông Lavrov đáp: "Không dễ thống nhất về các thành phần chính của thỏa thuận. Chúng đang được thảo luận".

Theo ông Lavrov, Tổng thống Putin đã nêu rõ kỳ vọng của Moscow về một thỏa thuận tiềm năng từ tháng 6/2024 và lập trường này vẫn không thay đổi. Ông Putin yêu cầu Ukraine phải từ bỏ tham vọng gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút quân khỏi toàn bộ 4 vùng lãnh thổ đã sáp nhập với Nga.

"Tôi nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, điều này hoàn toàn dựa trên những quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và hàng loạt công ước cũng như kết quả trưng cầu dân ý, dựa trên ý chí của người dân ở các vùng lãnh thổ đang được đề cập", nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết thêm, đề cập tới các vùng lãnh thổ của Ukraine đã sáp nhập vào Nga vào tháng 10/2022.

Ông Lavrov đồng thời lưu ý, Nga và Mỹ có nghĩa vụ làm mọi thứ với tư cách là những bên có trách nhiệm trên trường quốc tế.

Cũng theo nhận định của vị Bộ trưởng, chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa việc bảo vệ lợi ích quốc gia lên trên hết nhưng cũng sẵn sàng đối thoại với các quốc gia khác. Cách tiếp cận này là thực tế và đáng để thảo luận.

Tin nổi bật