Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thống Obama nêu quan điểm về lời kêu gọi tái kiểm phiếu

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mới đây, Tổng thống Mỹ Obama đã lên tiếng thể hiện quan điểm của mình đối với thông tin kêu gọi kiểm phiếu lại.

(ĐSPL) - Mới đây, Tổng thống Mỹ Obama đã lên tiếng thể hiện quan điểm của mình đối với thông tin kêu gọi kiểm phiếu lại.

Tờ Nydailynews hoom 23/11 đưa tin, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama đã lên tiếng kêu gọi không tiến hành kiểm phiếu lại, vì không muốn việc tái kiểm phiếu ảnh hưởng đến tình hình trong nước.

Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi không tái kiểm phiếu. Ảnh: Reuters.

Tuyên bố của Tổng thống sắp mãn nhiệm được đưa ra sau khi có thông tin từ một nhóm luật sư Mỹ và nhà khoa học máy tính cho rằng máy bỏ phiếu điện tử tại 3 bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania có thể bị hacker tấn công. Theo nhóm này, kết quả số phiếu ủng hộ bà Clinton tại những điểm bỏ phiếu bằng máy điện tử thấp hơn nhiều so với ông Trump, dẫn đến kết quả không chính xác. Nhóm này cũng thúc giục bà Clinton kêu gọi kiểm phiếu lại.

Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định, việc tái kiểm phiếu khó có thể xảy ra. Hơn nữa, việc tiến hành tái kiểm phiếu sẽ là một “cú đấm” đối với bộ máy chính quyền và hệ thống an ninh mạng của Mỹ.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hiện vẫn chưa đưa ra bất cứ phản ứng hay tuyên bố nào. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, chính trị gia kỳ cựu như bà Clinton sẽ chấp nhận kết quả bầu cử khi đã chấp nhận thất bại.

Đương kim Tổng thống Obama cũng lên tiếng nói về quan điểm của mình, rằng không nên tổ chức tái kiểm phiếu. Chính quyền của ông hy vọng quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ vào 20/1/2017. Trước đó, ông Obama kêu gọi người dân Mỹ hãy cho ông Donald Trump một cơ hội thể hiện, dù ông có nhiều bất đồng với người kế nhiệm.

Điều II, Khoản 1 (Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)

Theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở đó qui định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ mà bang sẽ bầu ra trong Quốc hội. Nhưng không một thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hoặc một quan chức nào đảm nhiệm chức vụ có lợi tức sẽ được chọn làm đại cử tri.

Các đại cử tri sẽ họp ở bang của mình và bỏ phiếu bầu hai người và ít nhất một trong hai người không phải là cư dân trong cùng một bang với người kia. Họ sẽ lập bản danh sách về những người đi bầu và số phiếu bầu của mỗi người, ký và xác nhận vào danh sách, gắn xi niêm phong và chuyển lên cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ, đệ trình lên Chủ tịch Thượng viện. Với sự có mặt của Thượng viện và Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở tất cả cứ liệu đã được xác nhận và sẽ đếm số lượng phiếu bầu. Người có nhiều phiếu bầu nhất sẽ là Tổng thống, nếu như số phiếu bầu này chiếm đa số trong tổng số các đại cử tri được bầu ra, và nếu từ hai người trở lên có đa số phiếu bầu và có số phiếu bầu bằng nhau, thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu để bầu một trong những người đó làm Tổng thống.

Nếu không người nào có đa số phiếu bầu, thì Hạ viện cũng theo thể thức như vậy, chọn 5 người có số phiếu bầu nhiều nhất trong danh sách để bầu ra Tổng thống. Nhưng trong việc bầu Tổng thống, công việc bầu cử tiến hành ở các bang, hạ nghị sĩ ở mỗi bang có một phiếu bầu. Số đại biểu tiến hành công việc này sẽ gồm một thành viên hoặc những thành viên thuộc hai phần ba số bang và điều cần thiết cho cuộc bầu cử phải gồm đại biểu của đa số các bang. Trong mọi trường hợp, sau khi bầu Tổng thống, người có số phiếu nhiều nhất do các đại cử tri bầu cho sẽ là Phó Tổng thống. Nhưng nếu từ hai người trở lên có số phiếu bầu bằng nhau, thì Thượng viện sẽ chọn trong số đó để bỏphiếu bầu ra Phó Tổng thống.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Link nguồn: https://www.whitehouse.gov/1600/constitution

Nghiêm Thu (Tổng hợp)

Tin nổi bật