Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng số ca nhiễm Covid-19 vượt qua 100.000 người, Mỹ đã tính toán sai như nào?

(DS&PL) -

Nước Mỹ vẫn hoạt động bình thường trong khi virus lây lan. Giờ đây, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đang đối diện với dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới.

Nước Mỹ vẫn hoạt động bình thường trong khi virus lây lan. Giờ đây, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đang đối diện với dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới.

Các bệnh viện ở Mỹ quá tải do số người mắc Covid-19 tăng nhanh. Ảnh: Reuters

Theo số liệu thống kê trên trang web Worldometer, trong ngày 27/3, Mỹ ghi nhận thêm gần 16.000 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số lên 101.321 người. Trong đó, hơn 1.500 người đã thiệt mạng.

Với dân số hơn 330 triệu người, Mỹ là quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc, khả năng lây nhiễm Covid-19 tại Mỹ chắc chắn sẽ rất cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây không phải là lý do chính khiến số ca mắc Covid-19 tại Mỹ nhanh chóng vượt qua Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn như vậy.

Các chuyên gia nhận định, chính việc ở Mỹ các bang có quyền tự áp đặt các chính sách riêng trong việc đối phó với dịch Covid-19 cũng như những thông điệp hết sức mâu thuẫn của Tổng thống Trump về mức độ nghiêm trọng của đại dịch này đối với nước Mỹ mới là nguyên nhân cơ bản dẫn đến con số rất đáng lo ngại trên.

Trong lúc chính phủ lơ là, đã xuất hiện những dấu hiệu từ một số quốc gia khác cho thấy dịch bệnh “cập bến” tại Mỹ. Tuy nhiên, những người nắm được tình hình thì hiếm ai chịu lên tiếng. Còn những người công khai cảnh báo lại vấp phải bình luận là phản ứng thái quá. Người dân tin vào lời trấn an từ các chuyên gia y tế cộng đồng và nghĩ rằng số ca nhiễm thấp phản án đúng thực tế.

Trên thực tế, từ tháng 2 vừa qua, những dữ liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Italy đã cho thấy rõ là dịch Covid-19 đang lây lan nhanh chóng ở những khu vực không thực hiện cách ly xã hội và các biện pháp đơn giản như hạn chế sự tiếp xúc, giữ vệ sinh cá nhân...có thể giúp làm chậm tốc độ lây nhiễm các ca mới.

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã không áp dụng các biện pháp này. Tới ngày 4/3, Tổng thống Donald Trump vẫn cho rằng dịch Covid-19 không tồi tệ hơn so với cúm mùa. 

Giáo sư vi trùng học và miễn dịch học của Đại học Iowa, ông Stenley Perlman nhận định Mỹ đã không có sự chuẩn bị tốt để ứng phó với Covid-19, ở cả lĩnh vực xét nghiệm, thực hiện dãn cách xã hội và xử lý tình trạng lây nhiễm. 

Ông Robert Schooley - Giáo sư dược Đại học California, thành phố San Diego, cho rằng chính quyền chậm trễ trong việc áp dụng các chính sách dãn cách xã hội tại nhiều địa phương nên tại nhiều bang, biện pháp này chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả. 

Vệ sinh thiết bị y tế trên tàu bệnh viện USNS Mercy ở bờ biển phía Nam bang California (Mỹ) ngày 24/3. Ảnh: Reuters

Hơn thế nữa, Mỹ đã có “nhiều bước đi sai lạc” trong suốt quá trình phòng, chống Covid-19 và vì thế, đã bỏ qua cơ hội vàng kiềm chế dịch bệnh.

Trong đó, sai lầm nghiêm trọng nhất chính là việc không thể cung cấp đủ số lượng lớn các xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người dân, thiếu hụt nghiêm trọng khẩu trang và các trang thiết bị bảo hộ cho các y, bác sỹ trên tuyến đầu và máy thở cho các bệnh nhân trở bệnh nặng sau khi mắc Covid-19.

Bà Angela Rasmussen, nhà virus học tại Đại học Colombia, New York,cho biết: “Lẽ ra Covid-19 có thể bị ngăn chặn nếu chúng ta triển khai việc giám sát và xét nghiệm bệnh ngay từ đầu khi có thông tin về những ca nhiễm bệnh đầu tiên được nhập cảnh vào Mỹ. Con số hiện nay mới chỉ là những trường hợp chúng ta xác nhận được, vậy còn bao nhiều trường hợp bị bỏ qua?”.

Bên cạnh đó, tạp chí World Politics Review có bài phân tích cho rằng các chính sách thương mại của Mỹ, nhất là các chính sách thuế quan đang cản trở nỗ lực chống đại dịch và có thể cản trở cả kế hoạch phục hồi kinh tế trong tương lai. Nhà Trắng đã giảm thuế quan áp lên một số mặt hàng trang thiết bị y tế nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng động thái đó chỉ được đưa ra khi dịch bệnh đã bùng phát và nhu cầu đối với những sản phẩm đó chắc chắn sẽ tăng lên. 

Mới đây, ngày 27/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký thông qua gói cứu trợ trị giá 2,2 nghìn tỷ USD sau khi dự luật được thông qua tại lưỡng viện. Gói ngân sách này nhằm hỗ trợ nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, đồng thời cũng cung cấp hàng tỷ USD cho đội ngũ tuyến đầu chống Covid-19 tại Mỹ.

Cụ thể, 500 tỷ USD sẽ dành để hỗ trợ các ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất, 290 tỷ USD để hỗ trợ các hộ gia đình với số tiền mặt lên tới 3.000 USD/hộ. Bên cạnh đó, gói ngân sách cũng dành 350 tỷ USD trong chương trình hỗ trợ khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, 250 tỷ USD hỗ trợ người thất nghiệp, và ít nhất 100 tỷ USD cho các bệnh viện và các hệ thống liên quan đến y tế.

Phát biểu tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông Trump đã nêu ra những ưu tiên hàng đầu của ông trong chiến dịch đối phó Covid-19. "Tính mạng và sự an toàn của người dân là trên hết, sau đó mới đến kinh tế", ông Trump nói.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật