Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tốc độ Internet trung bình tại VN thấp nhất khu vực và châu Á

(DS&PL) -

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ kết nối Internet trung bình thuộc vào loại thấp nhất tại châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á.

Theo kết quả nghiên cứu vừa được hãng quản lí lưu lượng Internet và giải pháp công nghệ Akamai (Mỹ) công bố về tình hình Internet toàn cầu trong 3 tháng quý 1/2014 cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ kết nối Internet trung bình thuộc vào loại thấp nhất tại châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, theo báo cáo của Akamai, tốc độ kết nối Internet trung bình trên toàn cầu đã tăng thêm 1,8\% trong quý 1/2014 so với quý trước đó và tăng 13\% so với cùng kì năm ngoái, đạt tốc độ trung bình 3,9 Mbps. Akamai dự đoán với tình hình tăng trưởng như hiện nay, tốc độ kết nối Internet trung bình sẽ vượt qua mốc 4Mbps trong quý tiếp theo.

Tổng quan tốc độ kết nối Internet tại khu vực châu Á.

Trong đó, tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam đạt 2,0 Mbps, xếp thứ 107 trên thế giới và xếp thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (8,4 Mbps), Thái Lan (5,2 Mbps), Malaysia (3,5 Mbps), Indonesia (2,4 Mbps) và Philippines (2,1Mbps). Như vậy Việt Nam đã tăng thêm 6 bậc về tốc độ kết nối Internet trung bình so với quý 4/2013. Tốc độ Internet trung bình trong quý 1/2014 của Việt Nam đã tăng hơn 12\% so với quý trước đó (đạt 1,8 Mbps) và tăng 47\% so với cùng kì năm ngoái. Có được điều này một phần nhờ vào sự thay đổi về cơ sở hạ tầng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước.

Cũng theo báo cáo của Akamai, tính đến hết quý 1/2014 (tháng 3/2014), Việt Nam có 5.743.296 số IP riêng, với 4\% lượng người dùng Internet đạt tốc độ kết nối trung bình trên 4 Mbps. Con số này đã tăng hơn so với mức 2,7\% đạt được ở quý trước đó. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chỉ có 0,1\% người dùng có tốc độ kết nối Internet lớn hơn 10 Mbps, con số vẫn không thay đổi so với quý trước. Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia có tốc độ Internet trung bình cao nhất, với 23,6 Mbps, tăng 8\% so với quý trước và tăng đến 145\% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó có đến 60\% người dùng tại Hàn Quốc sử dụng đường truyền có tốc độ lớn hơn 15 Mbps. Hàn Quốc cũng là quốc gia có tốc độ kết nối Internet tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

Danh sách 10 quốc gia có tốc độ kết nối Internet trung bình cao nhất thế giới.

Xếp thứ 2 trong danh sách các quốc gia có tốc độ đường truyền Internet tốt nhất là Nhật Bản, với tốc độ trung bình 14,6 Mbps, tăng 12\% so với quý trước và tăng 29\% so với cùng kì năm ngoái. Thứ 3 là Hà Lan với tốc độ trung bình 13,3 Mpbs, tăng từ vị trí thứ 4 của quý trước đó. Thụy Sĩ cũng tăng từ vị trí thứ 5 trong quý 4/2013 lên vị trí thứ 4 trong quý 1/2014, với tốc độ kết nối Internet trung bình đạt 12,7 Mbps. Hà Lan từ vị trí thứ 3 của quý trước đã bị đánh bật xuống vị trí thứ 5 của quý này với tốc độ 12,4 Mbps, chỉ tăng 0,3\% so với quý trước. Các quốc gia còn lại trong top 10 quốc gia có tốc độ Internet trung bình cao nhất gồm Latvia (12,0 Mbps), Thụy Điển (11,6 Mpbs), Cộng hòa Séc (11,2 Mpbs), Phần Lan (10,7 Mpbs) và Ireland (10,7 Mpbs). Cường quốc về công nghệ Mỹ xếp thứ 12 trong danh sách với tốc độ Internet trung bình đạt 10,5 Mbps.

Trung Quốc vẫn là mối “đe dọa” Internet toàn cầu Cũng theo kết quả nghiên cứu của Akamai về tình hình an ninh mạng trong quý 1/2014 cho thấy Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về nguồn gốc của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) khi có đến 41\% cuộc tấn công DDoS bắt nguồn từ Trung Quốc, giảm hơn so với mức 43\% của quý 4/2014.

Danh sách 10 quốc gia có lưu lượng tấn công mạng lớn nhất thế giới.

Đáng chú ý, tổng lưu lượng tấn công từ chối dịch có nguồn gốc từ Trung Quốc thậm chí còn nhiều hơn lưu lượng của 9 quốc gia còn lại trong top 10 quốc gia tấn công từ chối dịch vụ nhiều nhất. Tấn công từ chối dịch vụ là một trong những hình thức tấn công nguy hiểm và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay, khi hacker huy động hệ thống máy tính ma, là những máy tính bị dính mã độc và chịu sự điều khiển của hacker, hướng lưu lượng truy cập đồng loạt vào một hệ thống máy chủ, khiến máy chủ quá tải và không kịp xử lí gây sập hệ thống. Mặc dù hình thức tấn công từ chối dịch vụ không gây nguy hại về dữ liệu lưu trữ trên máy chủ nhưng hầu như không có biện pháp chống đỡ hiệu quả.

Tin nổi bật