Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Toàn bộ chính phủ Nga từ chức, Tổng thống Putin nói gì?

(DS&PL) -

Theo Tổng thống Vladimir Putin, các biện pháp tăng cường vai trò của quốc hội sẽ không mâu thuẫn với ý kiến ​​cho rằng Nga nên là một nước cộng hòa tổng thống.

Theo Tổng thống Vladimir Putin, các biện pháp tăng cường vai trò của quốc hội sẽ không mâu thuẫn với ý kiến ​​cho rằng Nga nên là một nước cộng hòa tổng thống. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP 

“Các biện pháp nâng cao vai trò của quốc hội Nga sẽ không mâu thuẫn với việc Nga nên duy trì một nước cộng hòa tổng thống”, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố tại một cuộc họp với các thành viên của nhóm được ủy quyền để soạn thảo các đề xuất sửa đổi Hiến pháp.

Tổng thống Nga cho biết những đề xuất của ông về sửa đổi luật trước Hội đồng Liên bang sẽ tăng cường trách nhiệm của quốc hội và chính phủ.

"Tôi chắc chắn rằng nhiều người trong số những người có mặt sẽ đồng ý, và đại đa số công dân Nga cũng vậy, rằng Nga đồng thời sẽ vẫn là một nước cộng hòa tổng thống, rằng tổng thống nên giữ quyền lực lớn, như quyền sa thải những người vi phạm pháp luật, những người thể hiện sự cẩu thả trong việc thực thi nhiệm vụ và làm mất long tin”, ông Putin nói.

Ông Putin tuyên bố rằng nếu không thay đổi thì đất nước sẽ trôi dạt về phía một nước cộng hòa nghị viện.

"Những sửa đổi đã được đề xuất ngày hôm qua (15/1), không liên quan đến những điều cơ bản của Hiến pháp. Động lực của những sửa đổi này sẽ đảm bảo sự phát triển hơn nữa của Nga với tư cách là một nhà nước xã hội được cai trị bởi pháp luật, tăng cường hiệu quả của các thể chế quốc gia, tăng cường vai trò của xã hội dân sự, các đảng chính trị và các khu vực của chúng ta trong việc đưa ra các quyết định quan trọng nhất liên quan tới sự phát triển của nhà nước”, ông Putin nói thêm.

“Các đặc quyền của Hội đồng Nhà nước Nga không nên trùng với Hội đồng Liên bang Nga (thượng viện quốc hội)”, tổng thống cảnh báo. 

Trong Thông điệp Liên bang mới đây, Tổng thống Putin dường như muốn giảm bớt quyền hạn bổ nhiệm của tổng thống và cho phép quốc hội có vai trò lớn hơn trong việc bổ nhiệm các quan chức chính phủ như thủ tướng, phó thủ tướng và các bộ trưởng liên bang.

“Hãy tưởng tượng thủ tướng được bổ nhiệm và tổng thống không có quyền bác bỏ ứng viên thủ tướng, sau đó thủ tướng gửi đề xuất không phải tới tổng thống, mà là tới quốc hội và quốc hội cuối cùng sẽ phê chuẩn các phó thủ tướng và bộ trưởng liên bang. Tổng thống cũng không có quyền bác bỏ họ trong trường hợp này”, ông Putin giải thích.

Theo ông Putin, điều này rất hợp lý. Tổng thống cho rằng “Nga, mặc dù vẫn là nước cộng hòa tổng thống, nhưng sẽ trở nên cởi mở hơn”.

“Tầm quan trọng của quốc hội tăng lên và sự phối hợp giữa quốc hội và chính phủ cũng được nâng cao. Từ đó sẽ làm nảy sinh tình huống là quốc hội sẽ gánh trách nhiệm lớn hơn”, ông Putin nói, đồng thời khẳng định “nhu cầu” của sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa quốc hội và chính phủ.

Động thái của ông chủ Điện Kremlin diễn ra trước thềm cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2021. Điều này làm dấy lên thông tin đồn đoán về tương lai chính trị của ông Putin sau hơn 20 năm cầm quyền. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga chưa đưa ra bất kỳ gợi ý nào về kế hoạch sắp tới khi nhiệm kỳ lần 4 của ông tại Điện Kremlin kết thúc vào năm 2024.

Ông Putin lần đầu tiên trở thành Tổng thống sau khi ông Boris Yeltsin bất ngờ từ chức vào đêm giao thừa 1999. Sau đó, ông Putin đã điều hành đất nước, rồi giữ chức Thủ tướng khi đồng minh Dmitry Medvedev lên nắm quyền Tổng thống hồi 2008 trong nhiệm kỳ bốn năm. Ông Putin giữ chức Tổng thống kể từ năm 2012 và tái đắc cử nhiệm kỳ kéo dài 6 năm hồi 2018.

Từ năm 2012 trở đi, nhiệm kỳ Tổng thống Nga được kéo dài từ 4 lên 6 năm theo sửa đổi hiến pháp ban hành ngày 30/11/2008. Hiến pháp hiện hành cấm bất kỳ ai phục vụ hơn hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp.

Hiện ông Putin vẫn được nhiều người Nga ủng hộ vì có công giữ ổn định cho đất nước, ngay cả khi các nhà phê bình chỉ trích ông nắm giữ quyền lực quá lâu, theo Reuters.

Mộc Miên (Theo TASS)

Tin nổi bật