Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình dịch virus corona ngày 11/2: Hơn 1.000 bệnh nhân đã tử vong

(DS&PL) -

Với số tử vong và ca nhiễm mới được công bố ở tỉnh Hồ Bắc, tính đến 6h30 ngày 11/2, trên thế giới đã có 42.759 ca nhiễm và 1.013 ca tử vong.

Với số tử vong và ca nhiễm mới được công bố ở tỉnh Hồ Bắc, tính đến 6h30 ngày 11/2, trên thế giới đã có 42.759 ca nhiễm và 1.013 ca tử vong.

Số ca tử vong tại tỉnh Hồ Bắc vẫn tăng nhanh, nhưng bên cạnh đó cũng có thêm nhiều bệnh nhân được trị khỏi. Ảnh: Chinanews

Theo Chinanews, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc thông báo, tính đến thời điểm 24h ngày 10/2, số ca tử vong của riêng tỉnh này đã tăng lên 974 người, tổng số ca nhiễm là 31728 và có thêm 2222 bệnh nhân được xuất viện.

Với số tử vong và ca nhiễm mới được công bố ở tỉnh Hồ Bắc, theo báo South China Morning Post, tính đến 6h30 ngày 11/2, trên thế giới đã có 42.759 ca nhiễm và 1.013 ca tử vong.

Thêm 3 bệnh nhân nhiễm virus corona tại Việt Nam được xuất viện

Chiều 10/2, Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cơ sở đã tổ chức lễ tiến 3 bệnh nhân nhiễm nCov xuất viện.

3 bệnh nhân trên đều thuộc nhóm 8 công nhân về từ thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) trên cùng chuyến bay của hãng hàng không China Southern vào ngày 17/1 vừa qua.

Cụ thể gồm có, bệnh nhân N. T. D, nữ, 24 tuổi; ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân D được

Trường hợp thứ 2 được xuất viện trong hôm nay là bệnh nhân T.C.P, nam, 30 tuổi; địa chỉ tại xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Cuối cùng là bệnh nhân V. H. L, nữ, 29 tuổi; địa chỉ Gia Khánh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

Như vậy đến thời điểm hết ngày 10/2, 6/14 bệnh nhân nhiễm nCov tại Việt Nam đã được chữa khỏi.

Tỷ lệ khỏi bệnh viêm phổi do nCoV tại Trung Quốc tăng đáng kể

Ngày 10/2, Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn NHC, ông Mi Feng, tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh cho biết tỷ lệ người khỏi bệnh ở tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ Hán (vùng tâm dịch) lần lượt là 6,1% và 6,2%, tăng đang kể so với ngày 27/1 lần lượt là 1,7% và 2,6%.

Chỉ tính riêng trong ngày 9/2 đã có 632 bệnh nhân khỏi bệnh và được xuất viện, trong đó có 356 ca ở Hồ Bắc.

Theo NHC, "kết quả sơ bộ trên cho thấy tính hiệu quả của cách điều trị y tế hiện nay. Tại tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán, khả năng điều trị bệnh đã được tăng cường đáng kể nhờ các hỗ trợ về nhân sự trong ngành y đến từ khắp nơi trên cả nước và sự gia tăng số giường bệnh."

Bệnh nhân đầu tiên và duy nhất ở Campuchia nhiễm virus corona đã xuất viện

Bộ Y tế Campuchia ngày 10/2 thông báo ông Giả Kiến Hoa, 60 tuổi, người Trung Quốc, bệnh nhân đầu tiên và duy nhất nhiễm virus corona chủng mới được phát hiện tại Campuchia tính đến thời điểm này, đã hoàn toàn bình phục và đã được xuất viện cùng ngày.

Ông Giả Kiến Hoa và gia đình gồm 3 thành viên đã tới thành phố Sihanoukville, miền Nam Campuchia hôm 23/1. Hai ngày sau, ông Giả có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV và các thành viên trong gia đình đều phải cách ly để theo dõi.

Ông Giả Kiến Hoa đã xuất viện với tình trạng sức khỏe hồi phục hoàn toàn sau khi kết quả xét nghiệm lần thứ 3 cho thấy âm tính với nCoV.

Trung Quốc thử nghiệm vaccine nCoV trên chuột nhắt

Nhà nghiên cứu thử nghiệm vaccine nCoV trên chuột nhắt. Ảnh: CGTN.

Thử nghiệm trên động vật là bước bắt buộc đối với bất kỳ loại vaccine nào trước khi dùng cho cộng đồng. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Đồng Tế (Thượng Hải) và một công ty ở Thượng Hải đang tiến hành thử nghiệm các mẫu vaccine m-RNA ngừa nCoV trên hơn 100 con chuột nhắt.

Theo ông Liu Zhongmin, giám đốc Bệnh viện Đông Thượng Hải thuộc Trường Y của Đại học Đồng Tế, thử nghiệm trên chuột chỉ là sàng lọc sơ bộ để tìm loại vaccine phù hợp. Sau khi nhóm nghiên cứu xem xét kháng thể hiệu quả chống lại virus, vaccine tiềm năng sẽ tiếp tục trải qua thử nghiệm độc lực học, đòi hỏi những loài vật lớn hơn như khỉ. Quá trình trên sẽ cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá độ an toàn của vaccine trước thử nghiệm lâm sàng.

Theo Liu, vaccine dựa trên mRNA là một trong những công nghệ sản xuất vaccine tiên tiến nhất hiện nay, giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị và cho hiệu quả cao hơn.

Loại vaccine này được thiết kế và phát triển trong chương trình hợp tác giữa CDC Trung Quốc, Đại học Đồng Tế và một công ty vaccine ở Thượng Hải. Sau khi lấy kháng nguyên từ CDC Trung Quốc hồi cuối tháng 1, tiến sĩ Li Hangwen, giám đốc điều hành công ty Stemirna Therapeutics LLC và cộng sự mất hai tuần để sản xuất các mẫu vaccine m-RNA. Ông cho biết họ đã chuẩn bị 9 - 12 kháng nguyên khác nhau cho những mẫu vaccine trong thử nghiệm trên động vật.

Tiến sĩ Li nhấn mạnh vaccine thông thường phải trải qua ba bước thử nghiệm lâm sàng. Thời gian có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm tùy theo bệnh nhân. Nếu thử nghiệm trên động vật diễn ra suôn sẻ, họ có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sâu hơn vào đầu tháng 4.

Phái đoàn chuyên gia của WHO lên đường tới Trung Quốc

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Getty

Sau khi quay về từ Bắc Kinh, Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã mang theo thỏa thuận ký kết giữa tổ chức này và chính phủ Trung Quốc về việc gửi đoàn chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc điều tra dịch bệnh nCoV, theo Reuters hôm 10/2.

Tuy nhiên, phải mất gần 2 tuần WHO mới nhận được tín hiệu đồng ý của Bắc Kinh về thành phần các chuyên gia có mặt trong đoàn.

Dù vậy, danh tính chính xác của các thành viên trong phái đoàn vẫn chưa được công bố, chi biết trưởng đoàn là tiến sĩ Bruce Aylward, chuyên gia dịch tễ học và các dịch bệnh khẩn cấp của Canada.

"Tôi vừa ở sân bay tiễn đoàn chuyên gia quốc tế của WHO thực hiện sứ mệnh 2019-nCoV tại Trung Quốc, do tiến sĩ Bruce Aylward dẫn đầu", ông Ghebreyesus chia sẻ trên tài khoản Twitter hôm 9/2.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật