Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/7: Quân đội Syria phá tan cuộc tấn công của khủng bố ở Latakia; Iran triển khai hệ thống tên lửa phòng không tới Syria;...
Quân đội Syria phá tan cuộc tấn công của khủng bố ở Latakia
Quân đội Syria phá tan cuộc tấn công của khủng bố ở Latakia. Ảnh: AMN |
Theo Al Masdar News, các tay súng thánh chiến được cho là thành viên của lực lượng Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP) đã mở cuộc tấn công mới nhằm vào căn cứ của Quân đội Syria dọc đỉnh đồi ở vùng Jabal Al-Turkmen hôm 10/7.
"Các binh sĩ Syria đã giao tranh ác liệt với nhóm khủng bố ở vùng Jabal Al-Turkmen, qua đó tiêu diệt và làm bị thương nhiều tay súng phiến quân", AMN đưa tin.
Quân đội Syria sau đó nã đạn pháo và tên lửa về phía căn cứ của nhóm thánh chiến ở khu vực gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
"Loạt đạn pháo nhắm vào tuyến đường tiếp tế của lực lượng thánh chiến chạy từ tỉnh Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ) tới vùng Jabl Al-Turkmen, Latakia", nguồn tin cho biết.
Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, quân đội nước này tiếp tục điều lực lượng tiếp viện, vũ khí hạng nặng từ nhiều tỉnh khác tới tiền tuyến Jabal Al-Zawiya, Idib.
Lực lượng Syria cũng chuyển tên lửa và bệ phóng tên lửa để sử dụng cho cuộc tấn công nhằm vào các tuyến phòng thủ của địch dọc chiến tuyến ở Jabal Al-Zawiya.
Iran triển khai hệ thống tên lửa phòng không tới Syria
Hệ thống phòng không mệnh danh "rồng lửa" Bavar-373 của Iran. Ảnh: PressTV |
Trích dẫn nguồn thông tin từ Iran và Syria, nhật báo Raialyoum cho biết, thỏa thuận này có hai phần quân sự và chính trị, trong đó Iran cung cấp cho Syria các hệ thống phòng không tiên tiến như hệ thống tên lửa Bavar-373 và Khordad-3, để đáp trả các cuộc tấn công thường xuyên của Israel trên đất Syria.
Bavar-373 là một hệ thống không đối đất tầm xa do Iran sản xuất, được chính thức công bố vào tháng 8/2019, có phạm vi hoạt động trong khoảng từ 50- 75 km. Trong khi hệ thống phòng không Khordad-3 (sấm sét) được Iran đưa vào sử dụng năm 2012, thiết kế để đối đầu với máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, bom thông minh, máy bay trực thăng và máy bay không người lái. Khordad-3 đã hạ gục máy bay không người lái hạng nặng Global Hawk của Mỹ vào ngày 20/6/2019.
Trước đó, Iran và Syria đã ký thỏa thuận quân sự và an ninh vào thứ Tư, 8/7, nhằm tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự để chống lại các thách thức và mối đe dọa ngày càng tăng. Thỏa thuận được ký bởi Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Iran, Thiếu tướng Mohammad Bagheri và Bộ trưởng Quốc phòng Syria Ali Abdullah Ayyoub.
Hai bên tiếp tục chiến tranh chống khủng bố Takfiri, được một số cường quốc trong khu vực và quốc tế ủng hộ, là một trong những mục tiêu của thỏa thuận này, tuyên bố chung viết.
Hội đồng Bảo an LHQ cho phép nối lại viện trợ xuyên biên giới đối với Syria
Người tị nạn Syria tập trung để nhận hàng hóa viện trợ. Ảnh: AP |
AFP dẫn nguồn tin các nhà ngoại giao cho biết nghị quyết đã được HĐBA LHQ thông qua với 12/15 phiếu thuận. Nga, Trung Quốc và Cộng hòa Dominica bỏ phiếu trắng. Nghị quyết do Đức và Bỉ đề xuất cho phép viện trợ nhân đạo cho Syria kéo dài thêm một năm và thông qua cửa khẩu Bab al-Hawa. HĐBA LHQ chỉ đạt được nhất trí về vấn đề này sau khi các bên nhượng bộ trước đề xuất của Nga về việc đóng cửa khẩu Bab al-Salam.
Trước đó, ngày 10/7, Nga và Trung Quốc đã bác yêu cầu kéo dài hoạt động cứu trợ nhân đạo qua 2 cửa khẩu biên giới của Syria. Đáp lại, một số quốc gia thành viên khác trong HĐBA, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Bỉ, bác đề xuất của Nga về việc giảm điểm tiếp nhận hàng cứu trợ từ 2 cửa khẩu (đưa hàng cứu trợ tới Idlib và Aleppo) xuống chỉ còn một cửa khẩu (đưa hàng cứu trợ tới Idlib). Lý do mà Nga đưa ra là cửa khẩu Bab al-Hawa tiếp nhận tới 85% tổng sống hàng viện trợ tới Syria trong suốt thời gian qua.
Nga và Trung Quốc lâu nay cho rằng việc LHQ triển khai các phái bộ cứu trợ tới Syria là sự vi phạm chủ quyền của nước này, đồng thời cho rằng Chính phủ Syria có thể đảm trách công tác phân phối hàng cứu trợ. Trong khi đó, các nước phương Tây bác bỏ điều này, nhấn mạnh hoạt động viện trợ xuyên biên giới là một lựa chọn tin cậy duy nhất và dòng hàng viện trợ nhân đạo sẽ đối mặt với nhiều cản trở nếu Damascus kiểm soát.
Hoa Vũ (T/h)