Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 10/7: Iran và Syria bắt tay lịch sử đẩy Mỹ-Israel-Thổ vào "đống lửa"

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 10/7: Iran và Syria bắt tay lịch sử đẩy Mỹ-Israel-Thổ vào "đống lửa"; Quốc hội Mỹ quyết chặn tay Trump chiếm mỏ dầu Syria-Iraq;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 10/7: Iran và Syria bắt tay lịch sử đẩy Mỹ-Israel-Thổ vào "đống lửa"; Quốc hội Mỹ quyết chặn tay Trump chiếm mỏ dầu Syria-Iraq;...

Iran và Syria bắt tay lịch sử đẩy Mỹ-Israel-Thổ vào "đống lửa"

Hệ thống S-300PMU2 của Iran. Ảnh: DEFApress

Theo kênh truyền hình Al-Mayadeen TV, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Syria ‘Ali ‘Abdullah Ayoub, và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Cộng hòa Hồi giáo Iran, Mohammad Bagheri, đã một ký thỏa thuận về mở rộng hợp tác quân sự toàn diện vào hôm qua, thứ Tư, ngày 9/7/2020.

Một thông tín viên của kênh Al-Mayadeen cho biết cả hai bên đều tập trung vào thảo luận tình hình ở Syria và nhất trí cao về sự cần thiết phải đuổi các lực lượng vũ trang ngoại quốc có mặt ở quốc gia này một cách bất hợp pháp.

"Nếu chính quyền Mỹ có thể đánh bại, buộc Iran, Syria phải quỳ gối thì chắc chắn họ đã làm từ lâu rồi mà không phải ngại ngần gì", ông Ayoub tuyên bố.

Liên quan tới những vụ không kích gần đây nhằm vào Quân đội Syria, vị Bộ trưởng này nói: "Israel là một thành viên chủ chốt và cực hiếu chiến trong cuộc xung đột chống Syria" và chỉ ra rằng "các nhóm khủng bố là một phần trong sự gây hấn của Israel".

Ông cũng nhấn mạng rằng Quân đội Syria sẽ giành được thắng lợi cuối cùng, bất chấp những nỗ lực của ngoại bang nhằm ngăn cản họ tới thành công.

Cùng lúc, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran, ông Bagheri tuyên bố: "Chúng tôi (Iran) sẽ hỗ trợ lực lượng phòng không Syria nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa 2 nước". Liên quan tới tình hình ở Tây Bắc Syria, ông Bagheri nói: "Thổ Nhĩ Kỳ đã chậm trễ trong việc thực hiện các cam kết rút các nhóm vũ trang khủng bố khỏi Syria".

"Thổ Nhĩ Kỳ cần phải hiểu rằng các vấn đề an ninh của họ phải được giải quyết thông qua đàm phán và trên cơ sở thấu hiểu với phía Syria, chứ không phải bằng cách tăng cường hiện diện quân sự trên lãnh thổ Syria", ông nói tiếp.

"Người dân và các quốc gia trong khu vực không chào đón sự hiện diện của Mỹ... Thỏa thuận vừa ký đã chứng tỏ quyết tâm của chúng tôi sát cánh cùng nhau để đối phó với sức ép từ Mỹ".

Quốc hội Mỹ quyết chặn tay Trump chiếm mỏ dầu Syria-Iraq

Quân đội Mỹ ở Syria. Ảnh minh họa

Giới truyền thông Mỹ ngày 7/7 thông báo một thông tin rằng, các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đang đề xuất cấm chi ngân sách quốc phòng năm tài chính 2021 để thiết lập quyền kiểm soát quân sự của Mỹ đối với các hạng mục dầu mỏ ở Syria và Iraq.

Dự thảo văn bản đăng trên trang web của Ủy ban phân bổ ngân sách cho biết, dự luật đề xuất cấm Chính phủ Mỹ không được phép phân bổ hoặc chi tiêu bất kỳ khoản kinh phí nào, dù đã được duyệt chi hoặc tiếp cận được theo các luật khác, cho các mục đích thiết lập sự kiểm soát của Mỹ đối với bất kỳ nguồn tài nguyên dầu mỏ nào ở Iraq hoặc Syria.

Ngoài ra, tài liệu còn cấm sử dụng kinh phí để xây dựng các hạng mục triển khai quân lâu dài ở Iraq hoặc Afghanistan.

Theo dự luật, các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện và đảng Cộng hòa tại Thượng viện sẽ đưa ra hai phương án ngân sách, hai phương án này sau đó được chuyển cho một ủy ban hiệp thương tổng hợp. Cuối cùng văn bản thỏa thuận tổng hợp sẽ được trình lên xin chữ ký của Tổng thống.

Được biết, vào tháng 10/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump, người trước đó dự kiến rút toàn bộ quân Mỹ ra khỏi khu vực miền đông Syria, nói rằng một số binh sĩ sẽ vẫn ở lại để "bảo vệ nguồn dầu" khỏi lực lượng phiến quân khủng bố thuộc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS).

Syria điều quân tăng viện đến tỉnh Idlib

Quân đội Syria. Ảnh: Enab Balabi

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 9/7 cho biết, đơn vị số 5 của quân đội Syria được Nga hậu thuẫn đã điều "số lượng lớn quân tiếp viện" đến các khu vực nông thôn phía Nam của tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria.

Theo SOHR, quân tiếp viện, bao gồm cả các đơn vị bộ binh và các loại vũ khí hạng nặng, đã đến ngoại ô vùng Jabal al-Zawiyeh ở khu vực nông thôn phía Nam của tỉnh Idlib. Động thái này diễn ra trong bối cảnh xảy ra hoạt động nã pháo dữ dội ở khu vực này trong vài ngày qua. Đáng chú ý, các khu vực ở Idlib đều nằm trong vùng giảm căng thẳng, nơi lệnh ngừng bắn do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ có hiệu lực vào tháng 3.

Trong khi đó, SOHR cho hay, cùng ngày 70 xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã đi vào Syria và được triển khai đến các trạm quan sát của chính quyền Ankara ở Idlib. Tổng cộng 4.515 xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã vào Idlib kể từ khi lệnh ngừng bắn có lực.

Hồi đầu tháng 7 vừa qua, Mỹ cũng đã điều thêm quân từ quốc gia láng giềng Iraq vào nhiều khu vực ở Đông Bắc Syria. Theo một số nguồn tin, các lực lượng Mỹ đã đưa quân tăng viện thông qua một "điểm giao cắt trái phép" giữa Iraq và Syria, với khoảng 30 xe quân sự đã tiến vào các vùng lãnh thổ của Syria. Đoàn xe này tiến tới thành phố Hasakah, Đông Bắc Syria để tăng cường cho các lực lượng Mỹ tại khu vực này.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật