Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình Biển Đông: ASEAN muốn Trung Quốc đàm phán thực chất

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Quan điểm của ASEAN muốn Trung Quốc sớm đi vào đàm phán thực chất về Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) ngay trước tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp.

(ĐSPL) – Quan điểm của ASEAN muốn Trung Quốc sớm đi vào đàm phán thực chất về Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) ngay trước tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp.

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh về kết quả Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM47) diễn ra mới đây.

Các Bộ trưởng Ngoại giao tham gia Hội nghị AMM47. ẢNh: TTXVN.

Cụ thể, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhận định rằng, trong thời gian 2 năm gần đây, Trung Quốc và ASEAN đã có những bước chuyển nhưng chưa đủ mạnh.

“Đối với việc đi tới đàm phán và xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông – COC, từ việc xem xét điều kiện chín muồi thì nay Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn chính thức đi vào tham vấn chia sẻ một cách thực chất về mục tiêu, cấu trúc và các thành tố của COC” –Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, thì dự kiến trong tháng 9 tới sẽ diễn ra cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) ASEAN-Trung Quốc đặc biệt và tháng 10 sẽ là SOM ASEAN-Trung Quốc định kỳ tiếp tục bàn về COC và DOC.

“Tuy nhiên quan điểm của ASEAN muốn Trung Quốc sớm đi vào đàm phán thực chất ngay trước tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp” – Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.

Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được tổ chức trong bối cảnh hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông đang xuất hiện những mối đe dọa. Chính vì vậy các Ngoại trưởng ASEAN đã phải bàn rất kỹ nhằm đánh giá tình hình và những thách thức đang đặt ra.

Đặc biệt, liên quan đến vấn đề Biển Đông, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho biết: “Trong Hội nghị AMM47 vừa qua, các Bộ trưởng đặc biệt quan tâm, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng vừa qua ở khu vực này và nhấn mạnh yêu cầu không được để tái diễn các sự việc tương tự”.

Hội nghị cũng nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, yêu cầu các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trước hết là quy định tại Điều 5 của DOC về thực hiện kiềm chế và không được có hành động gây bất ổn định và làm phức tạp tình hình, đồng thời yêu cầu đi vào thương lượng thực chất để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử COC.

ASEAN luôn muốn Trung Quốc sớm đi vào đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông - COC.

Cùng với việc bảo đảm thực hiện DOC và đẩy nhanh tiến trình xây dựng bộ quy tắc ứng xử COC thì Hội nghị AMM47 đã đưa nhiều biện pháp “thu hoạch sớm” có thể triển khai ngay như: xây dựng đường dây nóng để khi có những sự cố, có những tranh chấp có thể nảy sinh thì các bên có thể liên lạc với nhau và có những biện pháp để kiềm chế; thực hiện những biện pháp về tìm kiếm, cứu nạn….

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển, thì thách thức lớn nhất mà ASEAN đang gặp phải là là làm sao các bên có tranh chấp trên biển giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và công ước luật biển.

“Nhưng không phải lúc nào chuyện này cũng xảy ra. Vì vậy, thách thức lớn nhất của ASEAN lúc này là làm sao những nguyên tắc của luật pháp quốc tế, những quy định của công ước luật biển kể cả công ước liên quan đến thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển và những thỏa thuận khu vực trong đó có thỏa thuận DOC được thực hiện trên thực tế” – Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.

“Tại Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 (AMF-5) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) được tổ chức từ ngày 27 – 28/8/2014 tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam đứng ra đăng cai và sẽ chủ động tham vấn với các nước đề xuất những chủ đề cho từng phiên họp như: kiểm điểm tình hình hợp tác vừa qua; kiểm điểm việc thực hiện công ước của Liên hợp quốc về Luật biển; kinh nghiệm hợp tác trong khu vực, liên quan đến cứu trợ nhân đạo, ứng phó với thiên tai, nghiên cứu môi trường biển và đảm bảo môi trường biển… Đặc biệt, những vấn đề  liên quan đến an ninh, an toàn hàng hải, những biện pháp bảo đảm kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, cũng sẽ được mang ra thảo luận”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh

Tin nổi bật