Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức Ukraine mới nhất ngày 7/8: Nga - Ukraine lên tiếng về đàm phán hoà bình ở Ả Rập Xê-út

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Tin tức về tình hình Ukraine mới nhất ngày 7/8/2023. Cập nhật tin tức tình hình Ukraine mới nhất ngày 7/8/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Nga - Ukraine lên tiếng về đàm phán hoà bình ở Ả Rập Xê-út

Hội nghị hòa bình Ukraine diễn ra tại thành phố Jeddah của Ả Rập Xê-út, với sự tham dự của các đại diện đến từ khoảng 40 nước, trong đó có Mỹ, Anh, Chile, Indonesia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Đức, Trung Quốc... Nga không tham dự hội nghị.

Hội nghị nhằm đạt được tiến bộ hướng tới một giải pháp hòa bình cho xung đột với Nga kết thúc vào tối 5/8 (theo giờ địa phương) sau cuộc thảo luận kín kéo dài. Quan chức cấp cao của Ukraine cho biết, các cuộc đàm phán ở Ả Rập Xê-út đã mang lại hiệu quả, song Moscow gọi cuộc gặp là nỗ lực của Kiev nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nước ở nam bán cầu đối với Ukraine.

Đại diện hơn 40 quốc gia dự Hội nghị hòa bình Ukraine tại thành phố Jeddah của Ả Rập Xê-út. Ảnh: Reuters

"Chúng tôi đã có những cuộc tham vấn rất hiệu quả về các nguyên tắc chính để xây dựng một nền hòa bình công bằng và lâu dài", ông Andriy Yermak - Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng, cuộc họp là "sự phản ánh động thái của phương Tây, tiếp tục những nỗ lực vô ích nhằm vận động các nước nam bán cầu ủng hộ lập trường của ông Zelensky".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhận định cuộc gặp ở Ả Rập Xê-út sẽ không vô ích nếu điều đó giúp phương Tây nhận ra rằng kế hoạch hòa bình của ông Zelensky là ngõ cụt. Ukraine và các đồng minh gọi cuộc đàm phán là nỗ lực nhằm đảm bảo sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với các nguyên tắc mà Kiev muốn làm nền tảng cho hòa bình, bao gồm cả việc rút toàn bộ quân đội Nga và trả lại toàn bộ lãnh thổ Ukraine cho Kiev kiểm soát.

Ukraine yêu cầu phương Tây cung cấp thêm vũ khí

Cố vấn tổng thống Ukraine Mikhail Podoliak mới đây đã kêu gọi phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16, tên lửa tầm xa ATACMS, các hệ thống tên lửa và phòng không hiện đại cho Ukraine. Ông cho rằng, Kiev cần những vũ khí này để buộc lực lượng Nga phải rời khỏi lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Crimea.

Theo chuyên gia Scott Ritter - cựu sĩ quan tình báo thủy quân lục chiến Mỹ, tuyên bố của ông Podoliak ngay lập tức cho thấy chiều sâu của những khó khăn quân sự của Ukraine, kể cả việc Kiev được cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại như trên cũng khó có thể đảo ngược quỹ đạo thất bại chiến lược.

Tháng 12/2022, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny, từng nói rõ rằng ông muốn NATO, Tây Âu và Mỹ hỗ trợ những loại vũ khí như đạn dược, xe tăng, xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh để hạ gục Nga. Tuy nhiên, vào cuối tháng 6, đối mặt với thực tế là chiến dịch phản công tiến triển chậm, không như kỳ vọng, ông Zaluzhny đã thay đổi.

"Tôi không cần 120 máy bay (tiêm kích F-16). Tôi sẽ không đe dọa cả thế giới. Một số lượng rất hạn chế sẽ là đủ. Nhưng chúng là cần thiết. Vì không còn cách nào khác. Nga đang sử dụng một thế hệ máy bay khác. Chúng tôi bây giờ đang phản công bằng vũ khí thô sơ như cung tên vậy", ông Zaluzhny nói.

Mỹ và các đồng minh NATO hiện đang đào tạo các phi công Ukraine sử dụng F-16 và dự kiến Ukraine có thể nhận được một số lượng nhỏ tiêm kích này vào khoảng cuối năm nay. Nhiều khả năng F-16 sẽ không có mặt kịp thời để tác động đến cuộc phản công đang chững lại của Ukraine, điều mà ông Zaluzhny cho rằng là sai lầm của các đối tác phương Tây.

Người đồng cấp Mỹ của ông Zaluzhny, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, tướng Mark Milley, phản đối đề nghị trên. Sau cuộc họp trực tuyến của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, nơi điều phối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, tướng Milley nói với báo chí rằng việc chuyển giao F-16 không có ý nghĩa gì từ góc độ tài chính.

Phương Uyên (T/h)

Tin nổi bật