Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức Ukraine mới nhất ngày 18/6: Ukraine chưa đạt mục tiêu ở hội nghị

  • Phương Uyên (t/h)
(DS&PL) -

Tin tức về tình hình Ukraine mới nhất ngày 18/6/2024. Cập nhật tin tức tình hình Ukraine mới nhất ngày 18/6/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật

Ukraine chưa đạt mục tiêu ở hội nghị Thụy Sĩ

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine kéo dài hai ngày 15-16/6 tại Thụy Sĩ đã kết thúc. Hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế đã cùng nhóm họp tại khu nghỉ dưỡng ven hồ gần thành phố Lucerne để kêu gọi ủng hộ kế hoạch hòa bình 10 điểm mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vạch ra lần đầu vào cuối năm 2022.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cùng các lãnh đạo Argentina, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Italy... đã tham dự sự kiện. Bất chấp những ủng hộ mạnh mẽ từ các nước phương Tây, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về việc liệu hội nghị có thể đạt kết quả đến đâu khi cả Nga và Trung Quốc đều không tham dự.

Hội nghị thượng đỉnh về Ukraine ở Thụy Sĩ diễn ra trong ngày 15-16/6. Ảnh: Reuters

Sau hai ngày nhóm họp, chỉ có 80 quốc gia ký tuyên bố chung, khẳng định Hiến chương Liên Hợp Quốc và "sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền có thể đóng vai trò cơ sở để đạt được hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine". Văn kiện cũng kêu gọi "tất cả các bên" đối thoại để chấm dứt xung đột.

Tuy nhiên, tuyên bố chung đã không nhận được sự chấp thuận từ một số quốc gia tham dự. Ấn Độ, Arab Saudi, Nam Phi, Brazil, tất cả đều có quan hệ thương mại với Nga và là thành viên nhóm kinh tế BRICS, tham dự hội nghị nhưng không ký tuyên bố chung.

Giới quan sát cho rằng tuyên bố chung dường như cũng là sự thỏa hiệp của các nước phương Tây. Văn kiện nói về "cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraine", nhưng sau đó tập trung vào các vấn đề bên lề như bảo vệ dân thường và đảm bảo hành lang ngũ cốc, thay vì đặt ra các bước tiếp theo cho hòa bình.

Hội nghị cũng đã bỏ qua các vấn đề khó khăn hơn như tương lai hậu xung đột của Ukraine sẽ như thế nào, liệu Kiev có thể gia nhập liên minh NATO hay không, việc rút quân của cả hai bên sẽ tiến hành như thế nào. Khi các cuộc thảo luận chuyển sang vấn đề an ninh lương thực và năng lượng hạt nhân ngày 16/6, một số lãnh đạo đã rời đi sớm.

Không quốc gia nào lên tiếng nhận tổ chức một sự kiện tương tự trong thời gian tới, gồm cả Arab Saudi, nơi được kỳ vọng là địa điểm tiềm năng. Ngoại trưởng Faisal bin Farhan Al Saud cho biết vương quốc này sẵn sàng hỗ trợ tiến trình hòa bình, nhưng một giải pháp khả thi sẽ phụ thuộc vào "sự thỏa hiệp khó đạt được".

Ukraine tin cầu Crimea hiện còn ít giá trị quân sự

Ngày 17/6, phát ngôn viên của Hải quân Ukraine Dmitry Pletenchuk khẳng định, các lực lượng Moscow hiện hiếm khi sử dụng cầu Crimea (còn được gọi là cầu Kerch) nối bán đảo bán đảo với phần đất liền Nga. Song, Kiev vẫn coi cây cầu là mục tiêu tấn công quân sự hợp pháp của quân Ukraine.

Ukraine tin cầu Crimea hiện còn ít giá trị quân sự. Ảnh: AP

Theo hãng tin RT, các quan chức cấp cao của Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelensky đã nhiều lần giải thích rằng, Kiev nhiều lần nỗ lực phá hủy cầu Crimea vì công trình này có giá trị hậu cần quan trọng đối với Bộ Quốc phòng Nga.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Pletenchuk đã làm suy yếu quan điểm đó trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RBK của Ukraine hôm 17/6. Khi được hỏi về các ảnh hưởng của việc phá hủy cây cầu đối với hoạt động của Nga, ông Pletenchuk thừa nhận là “không đáng kể”.

“Cầu Kerch hiện gần như không được dùng cho hoạt động hậu cần quân sự của Nga. Chưa đầy 1/4 khối lượng hậu cần cho binh lính Moscow ở tiền tuyến là đi qua cầu. Phần còn lại qua các tuyến phà”, ông Pletenchuk nhấn mạnh.

Dù không đưa ra bằng chứng, nhưng phát ngôn viên Hải quân Ukraine nói, thực tế trên bắt nguồn từ thiệt hại do một cuộc tấn công của máy bay không người lái của Kiev gây ra. Moscow hiện chưa lên phản hồi trước các thông tin trên.

Tin nổi bật