Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức Ukraine mới nhất ngày 16/12: Nga đào chiến hào, dựng phòng tuyến “ghìm chân” Ukraine

(DS&PL) -

Tin tức về tình hình Ukraine mới nhất ngày 16/12/2022. Cập nhật tin tức tình hình Ukraine mới nhất ngày 16/12/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Nga đào chiến hào, dựng phòng tuyến “ghìm chân” Ukraine 

Trong ảnh vệ tinh mới được New York Times đăng tải, có thể thấy ít nhất 5 phòng tuyến Nga xây dựng nhằm bảo vệ Popasna, một thị trấn ở Lugansk mà Moscow kiểm soát được từ tháng 5. Các công sự được thiết kế để “bẫy” các phương tiện Ukraine vào đường hẹp, khiến chúng dễ trở thành mục tiêu của tên lửa và pháo binh.

Theo phân tích dữ liệu radar vệ tinh, đây chỉ là một phần nhỏ trong mạng lưới phòng tuyến của Nga trải rộng khắp Ukraine. Các công trình này có thể giúp Nga có thêm thời gian để huy động và huấn luyện binh sỹ bổ sung nhằm giành lại động lực trong cuộc xung đột hiện nay.

Có thể thấy ít nhất 5 phòng tuyến Nga xây dựng nhằm bảo vệ Popasna, một thị trấn ở Lugansk mà Moscow kiểm soát được từ tháng 5. Ảnh: Planet Labs/NYTimes

Các chiến hào không phải là điều xa lạ ở Ukraine. Tác chiến chiến hào vẫn là một đặc trưng của chiến trường Donbass, miền Đông Ukraine. Binh lính Ukraine chiến đấu từ các chiến hào bên phòng tuyến của họ gần Popasna, trong khi Nga đang tiến hành chiến dịch nhằm đẩy đối phương khỏi thành phố Bakhmut.

Tuy nhiên, tốc độ và quy mô xây dựng của Nga trong vài tháng qua là rất đáng ngạc nhiên. Tất cả các cấu trúc nhìn thấy được trên ảnh vệ tinh xuất hiện trong vòng 6 ngày.

Các công sự mới cho thấy Nga đang tìm cách thiết lập các vị trí vững chắc hơn, có khả năng phòng thủ nhiều hơn trước sức ép từ Ukraine, bên cạnh sự trợ giúp từ các rào cản tự nhiên như các con sông.

Tháng trước, Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát nhiều lãnh thổ ở phía Nam, trong đó có cả thành phố Kherson, thủ phủ khu vực cùng tên, buộc quân đội Nga phải rút sang bên kia sông Dnipro. Con sông này đóng vai trò như một hàng rào tự nhiên. Nga cũng đã xây dựng hàng loạt chướng ngại vật ở bờ phía Nam nằm ngăn Ukraine vượt sông.

Trong số các công trình phòng thủ có các chướng ngại vật bê tông hình kim tự tháp trải dài hàng km, còn được gọi là “răng rồng” và các rãnh sâu được gọi là “bẫy xe tăng”. Cả 2 đều được thiết kế nhằm làm chậm đà tiến của các phương tiện phía Ukraine, đẩy chúng vào vị trí mà các lực lượng Nga có thể nhắm mục tiêu.

Nga cũng đang xây dựng các chiến hào, công sự bê tông ngầm – một cấu trúc nhỏ để binh sỹ ẩn nấp bên trong khai hỏa ra ngoài.

Các công sự nêu trên có thể làm chậm đà tiến của Ukraine, nhưng chúng chỉ phát huy hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách. Theo ông Philip Wasielewski, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (Mỹ), nếu các vị trí đó không có người, chúng chỉ hữu dụng trong trường hợp Nga rút quân có trật tự, một trong những hoạt động chiến thuật khó tiến hành nhất.

Mỹ mở rộng huấn luyện sĩ quan Ukraine tại Đức

Quân đội Mỹ ngày 15/5 tuyên bố sẽ mở rộng huấn luyện cho các sĩ quan Ukraine tại Đức, với trọng tâm là diễn tập chung và các hoạt động vũ trang kết hợp.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết chương trình huấn luyện khoảng 500 sĩ quan Ukraine mỗi tháng sẽ bắt đầu vào tháng 1/2023, Reuters đưa tin ngày 15/12.

Chương trình đào tạo mới sẽ giúp lực lượng Ukraine vận hành các thiết bị quân sự chuyên dụng của phương Tây trị giá hàng tỷ USD mà Mỹ và các đồng minh NATO đã cung cấp kể từ khi chiến sự nổ ra vào ngày 24/2.

"Huấn luyện vũ khí kết hợp là bước tiếp theo trong nỗ lực đào tạo liên tục của chúng tôi", ông Ryder nói, đề cập đến việc đào tạo sử dụng nhiều vũ khí cùng lúc.

Lầu Năm Góc cho biết Bộ Chỉ huy Huấn luyện Lục quân số 7 có trụ sở tại Grafenwoehr, Đức, sẽ thực hiện chương trình này tại các khu huấn luyện của Mỹ ở Đức.

Ông Ryder cũng cho hay chương trình đào tạo sẽ tập trung sử dụng các hệ thống đã có trong thực địa hơn là các vũ khí có thể được chuyển giao trong tương lai.

Đầu tuần này, Reuters đưa tin Mỹ đang hoàn thiện kế hoạch cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot - một trong những hệ thống tiên tiến nhất và có thể cần nhiều tháng đào tạo.

Ukraine đã yêu cầu các đối tác phương Tây cung cấp hệ thống phòng không, bao gồm các hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất.

Hơn 15.000 binh sĩ Ukraine đã được Mỹ và các đồng minh huấn luyện kể từ tháng 4.

Minh Hạnh (T/h) 

 

Tin nổi bật