Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức thời sự mới nóng nhất hôm nay 7/6/2019: ĐBQH bày tỏ ý kiến về việc ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức

(DS&PL) -

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 7/6/2019. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 7/6/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 7/6/2019. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 7/6/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

ĐBQH bày tỏ ý kiến về quyết định gây xôn xao dư luận của ông Đoàn Ngọc Hải

Vụ việc nguyên Phó Chủ tịch quận 1 (TP.HCM) Đoàn Ngọc Hải vừa nhận nhiệm vụ điều động làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH Một thành viên sáng 4/6 đã lập tức ký đơn xin từ chức vào buổi chiều nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Ông Đoàn Ngọc Hải có đơn xin từ chức nhận được sự quan tâm của dư luận.

Xoay quanh câu chuyện này, bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cho rằng: “Văn hoá từ chức là điều rất tốt. Nhưng, việc từ chức trong lúc nào, trong điều kiện nào là điều cần xem xét".

Ông Hoà phân tích: "Theo tôi, là cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là cán bộ đảng viên, là lãnh đạo trước tiên nên chấp hành tổ chức kỷ luật, chấp hành quyết định phân công điều động của tổ chức. Bởi, trong điều lệ Đảng có phân công nhiệm vụ rõ ràng, trước khi vào Đảng đã giơ tay thề là chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức đi bất cứ nơi đâu.  

Nhưng, bây giờ chưa nhận nhiệm vụ mà đưa ra lý do để xin không nhận, tôi nghĩ đây là quyền cá nhân. Theo tôi, dù bất cứ việc gì thì cũng cần nhận quyết định sau đó từng bước sẽ tính. Còn chưa nhận mà đã xin từ chức lý do là gì chỉ có người trong cuộc mới nắm được”.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc phân công công việc không đúng với sở trường, năng lực cán bộ thì người cán bộ lãnh đạo có quyền từ chức, ĐBQH Phạm Văn Hoà bày tỏ: “Không có việc gì là không thể, trong tổ chức cũng có thể xảy ra vấn đề đó, trong tổ chức đặc biệt cấp uỷ chắc có lẽ cũng đã tính toán rất kỹ".

Vị ĐBQH lấy dẫn chứng từ bản thân: "Tôi cũng đã từng làm công tác tổ chức nên khi phân công cán bộ không đúng chuyên môn, không đủ chuyên môn thì phải tính đến nhiều yếu tố. Điển hình tôi không học ngành luật, sau khi trúng cử ĐBQH lại phân công tôi là Uỷ viên uỷ ban Pháp luật, nhưng tôi nghĩ rằng có thể mình quyết tâm và tâm huyết dù trước mắt công việc được giao sẽ khó khăn vì không đúng chuyên môn, nhưng có quyết tâm và học thì sẽ làm tốt”.

Trước đó, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về vụ việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức sau vài giờ nhận chức, Bộ trưởng bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng cho hay: “Việc phân công cán bộ là do tổ chức, còn cán bộ đó cảm thấy khả năng, trình độ của mình như thế nào, có phù hợp hay không thì có quyền báo với tổ chức. Tuy nhiên quyền quyết định thế nào là do tổ chức".

Còn nói về việc có những trường hợp cán bộ được phân công, nhận nhiệm vụ xong rồi lại từ chức luôn thì xử lý ra sao? Liệu có kỷ luật được hay không?, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết: “Không thực hiện nhiệm vụ được phân công thì xử lý theo quy định của Đảng, Nhà nước. Nhưng, đương nhiên cơ quan sử dụng cán bộ phải xét đến nguyện vọng của người ta nữa. Còn việc của cán bộ là phải chấp hành việc Đảng, Nhà nước phân công”.

Đại biểu Quốc hội: Hành vi của bà Phạm Thị Yến là vi phạm hình sự

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: TTXVN

Trước đó, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chiều 5/6, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) bày tỏ quan điểm, việc xử phạt hành vi vi phạm tại Chùa Ba Vàng 5 triệu đồng là quá nhẹ so với mức độ vi phạm.

Vị đại diện đoàn Bến Tre đặt câu hỏi: mức xử phạt đối với hành vi này đã đủ tính răn đe, có giải pháp gì chống tái diễn vi phạm tại Chùa Ba vàng và các cơ sở tâm linh khác?

Báo Tin Tức dẫn lời Bộ trưởng Thiện: "Việc xảy ra ở chùa Ba Vàng tất cả chúng ta biết rồi, đây là việc làm vi phạm, vừa ảnh hưởng đạo đức lối sống và văn hóa, chúng ta cần lên án và xử lý. Việc xử lý là chính quyền địa phương, UBND thành phố Uông Bí đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm nếp sống văn hóa và phạt vi phạm 5 triệu đồng.

Phạt thì theo quy định của Nghị định 158 là mức phạt cao nhất. Chúng tôi thấy rằng, thực ra phạt 5 triệu rất nhỏ kể cả lên 100 triệu đồng cũng không phải lớn, vấn đề rõ ràng tiền là 1 phần nhưng chúng ta phải tăng nặng xử phạt quản lý nhà nước, nhưng đồng thời quan trọng hơn, chúng ta phải lên án, phê phán những hành vi phản văn hóa, phi đạo đức. Vừa kết hợp xử phạt, vừa kết hợp dư luận xã hội sẽ tốt hơn".

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy tranh luận, hành vi của bà Yến không chỉ là hoạt động mê tín dị đoan mà còn xúc phạm vong linh các anh hùng liệt sĩ, tác động tư tưởng nhận thức và văn hóa có đông đảo quần chúng nhân dân, lợi dụng sự cả tin của người dân để thu lợi bất chính.

Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị Bộ cần có biện pháp ngăn chặn triệt để tình trạng trên tại chùa Ba Vàng vì sau khi bị xử phạt thì bà Yến tiếp tục tuyên truyền và đưa lên youtube thách thức các cơ quan pháp luật. Đồng thời trấn chỉnh cơ sở tâm linh khác về vấn đề này.

Cùng quan điểm với đại biểu Bến Tre, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) không đồng tình với câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. Tiếp tục trong phiên chất vấn sáng nay (6/6), vị đại diện đoàn Cà Mau tranh luận: 

"Trả lời của Bộ trưởng về câu chất vấn của tôi hôm qua chưa thỏa đáng. Trách nhiệm quản lý của ngành văn hóa ở địa phương nhưng để xảy ra chuyện ở chùa Ba Vàng kéo dài, thậm chí lên youtube quảng cáo nhiều nhưng không được ngăn chặn. Trách nhiệm của Bộ trưởng nói chưa rõ về quản lý ngành của mình. Bộ trưởng trả lời ý kiến của đại biểu Thủy ở Bến Tre hôm qua tôi thấy cũng chưa thỏa đáng , vi phạm đó Bộ trưởng nói xử lý theo Nghị định 158 ở mức cao nhất. Tôi đồng tình Luật và văn bản dưới luật chúng ta phải sửa nhưng vừa qua hành vi vi phạm hành chính không còn phù hợp thực tiễn, tôi cũng đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi.

Về bà Phạm Thị Yến theo tôi là hành vi vi phạm hình sự chứ không chỉ là vi phạm hành chính như Bộ trưởng nói cho nên xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó lại tiếp tục lên youtube đưa hoạt động đó. Theo tôi đây rõ ràng là hành vi vi phạm hình sự với hai lẽ, 1 là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thứ 2 là truyền bá mê tín dị đoan, cái này rất rõ nhưng chúng ta không ngăn chặn kịp thời, có trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp ở địa phương và Trung ương và đặc biệt là vai trò quản lý ngành của Bộ trưởng", báo Tin Tức dẫn lời đại biểu Thái Trường Giang.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, từ hôm qua đến hôm nay Bộ trưởng đã trả lời vấn đề này nhiều rồi nhưng thực sự chưa thỏa đáng với các đại biểu quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ trưởng phối hợp cơ quan địa phương trả lời chất vấn của đại biểu.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định không có khái niệm “chùa BOT"

Liên quan đến vấn đề thương mại hóa du lịch tâm linh, báo Tin Tức dẫn lời đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: "Một số đại biểu quốc hội phản ánh về hoạt động các nghi lễ như: Dâng sao giải hạn, thỉnh vong diễn ra tại một số chùa trong thời gian qua. Cũng có ý kiến đại biểu nêu về hình thức chùa BOT, chùa xây dựng có sự góp vốn của cá nhân, tổ chức với mục đích kinh doanh hay không?

Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, Thích Bảo Nghiêm đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Là một đại biểu Quốc hội, là một tu sĩ Phật giáo với cương vị Phó Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tôi xin báo cáo với Quốc hội và cử tri cả nước rằng: Tất cả các chùa trên phạm vi cả nước đều do GHPGVN và GHPG các địa phương cùng nhân dân xây dựng và quản lý, không có chùa nào nằm ngoài hệ thống này; đặc biệt tôi khẳng định không chùa nào có sự góp vốn, đầu tư xây dựng từ những cá nhân, tập thể với dưới mục đích kinh doanh mà đại biểu nêu với cụm từ là “chùa BOT”.

Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có truyền thống yêu nước, với tinh thần hộ quốc an dân luôn gắn bó với vận mệnh đất nước trong quá trình truyền bá tư tưởng Phật giáo. Vừa qua GHPGVN đã đồng lòng tổ chức rất thành công Đại hội Phật giáo quốc tế Vesak được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Là thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, GHPGVN luôn phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động giáo hội, đạo pháp Chủ nghĩa xã hội, tích cực hưởng ứng các hoạt động tích cực lợi dân, phúc lợi xã hội, xây dựng nếp sống văn minh văn hóa.

Tuy nhiên dù rất ít nhưng con sâu làm rầu nồi canh, những hiện tượng sai lệch giáo luật của một số nhà tu hành tại một số chùa, có ứng xử chưa phù hợp với các Phật tử đến lễ chùa đều được GHPGVN và GHPG tại các địa phương nhắc nhở, xử lý, kỷ luật nghiêm khắc theo các quy định của hiến chương các nội quy của Giáo hội.

Tôi xin khẳng định GHPGVN không dung túng, bao che cho bất kỳ một người tu hành nào, đặc biệt là các chức sắc khi vi phạm đạo đức, giáo luật".

Trước đó, cũng theo thông tin trên báo Tin Tức, trong phiên chất vấn chiều 5/6, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) có đặt câu hỏi: "Trong báo cáo 126 ngày 3/2019, Bộ Văn hóa Thể thao không thừa nhận khái niệm du lịch tâm linh, vậy xin Bộ trưởng cho biết về thương mại hóa xây dựng một số công trình tâm linh mà tôi tạm gọi là chùa “BOT”, ở đó có việc quan chức đóng cổ phần xây dựng chùa BOT để kiếm lời sau khi công trình đưa vào hoạt động hay không".

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, trả lời những chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Bộ VHTT-DL quản lý văn hoá, tâm linh, còn quản lý tôn giáo là trách nhiệm của Bộ Nội vụ. Riêng khía cạnh quản lý văn hoá, ông Thiện nói chưa có thông tin về việc quan chức góp tiền xây dựng chùa nên đề nghị đại biểu nếu có thông tin chính xác thì cung cấp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định không có khái niệm "chùa BOT". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng không nên xúc phạm văn hoá, tâm linh. Đại biểu khi chất vấn cần có trách nhiệm về thông tin. Theo đó, nếu có thông tin chính xác về “chùa BOT” như đại biểu nêu thì cần cung cấp cho Quốc hội và cơ quan quản lý để giám sát và quản lý.

Bàng hoàng phát hiện người đàn ông bất ngờ gieo mình xuống kênh tự tử

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, sự việc xảy ra vào khoảng 8h30 ngày 6/6, một người đàn ông bất ngờ nhảy xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn nằm giữa cầu Công Lý và cầu Lê Văn Sỹ (quận 3, TP.HCM), nghi tự tử.

Những người chứng kiến sự việc cho biết, người đàn ông khoảng 30 tuổi, khi nhảy xuống kênh người này bỏ lại đồ đạc và có biển hiện thất thần.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, người dân đã nhanh chóng báo tin cho lực lượng chức năng. Lực lượng người nhái đã có mặt tại hiện trường để lặn tìm, vớt được nạn nhân lên bờ, nhưng người đàn ông này đã tử vong.

Đến trưa cùng ngày, lực lượng chức năng quận 3, TP.HCM hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ việc.

Liên quan đến sự việc, báo Công An Nhân Dân đưa tin, người thân của nạn nhân có mặt tại hiện trường cho hay, nạn nhân từ Hải Phòng vào TP.HCM khám bệnh, sau khi khám xong thì nạn nhân buồn bã đi bộ ra mé kênh và nhảy xuống.

Hiên, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra. 

Xe đầu kéo gây tai nạn trên đèo Bảo Lộc, giao thông tắc nghẽn hơn 10km

Theo TTXVN, khoảng 15h30 ngày 6/6, tại Km 100 Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, thuộc thị trấn Đạ M’ri, huyện Đa Hoai, tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô và xe đầu kéo.

Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe đầu kéo mang biển kiểm soát 51C - 10789 kéo theo rơ-moóc mang biển kiểm soát 51R - 31065 đi theo hướng Bảo Lộc về TP.HCM. Khi đến địa điểm trên, xe đầu kéo mất lái đã đâm vào xe tải cùng chiều phía trước.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh chụp màn hình

Chưa dừng lại đó, xe kéo rơ-moóc lại tiếp tục tông vào xe tải mang biển kiểm soát 60C - 289.47 đi ngược chiều. Hậu quả vụ tai nạn liên hoàn khiến đầu xe tải mang biển kiểm soát 60C- 289.47 biến dạng hoàn toàn.

Xác nhận với Người Lao Động, đại diện lực lượng CSGT chốt đèo Bảo Lộc cho biết vụ tai nạn không xảy ra thương vong về người, tuy nhiên, đèo Bảo Lộc tê liệt cả 2 chiều, kéo dài hơn 10 km.

Ngay sau vụ tai nạn, lực lượng chức năng đã huy động xe cứu thương đưa người đi cấp cứu và phân luồng giao thông.

Liên quan đến tình hình an toàn giao thông, cách đây ít ngày, ở Bắc Ninh cũng xảy ra một vụ ôtô Hyundai bị kẹp giữa 2 xe đầu kéo. Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra sáng 3/6, trên quốc lộ 18 đoạn qua thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ.

Cụ thể, theo Tri thức trực tuyến, khi đang lưu thông trên QL18 hướng đi thành phố Bắc Ninh, đến đoạn đối diện cổng chào thị trấn Phố Mới, chiếc ôtô 5 chỗ bất ngờ nổ lốp và xoay ngang đường. Đúng lúc đó, một xe đầu kéo mang biển kiểm soát Thái Nguyên chạy cùng chiều và một xe đầu kéo khác mang biển kiểm soát Quảng Ninh chạy chiều ngược lại lao tới.

Do không tránh kịp, vụ va chạm liên hoàn xảy ra với xe con nhãn hiệu Hyundai. Tài xế xe Hyundai bị thương, sau đó được đưa vào bệnh viện.

Vụ tai nạn xảy ra cũng khiến giao thông quanh khu vực bị ùn tắc kéo dài.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật