Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức thế giới mới nhất ngày 13/2

(DS&PL) -

Tin tức thế giới mới nhất ngày 13/2: Đức có tân tổng thống mang quan điểm chống Trump; Khách ho, chảy nước mắt vì mùi lạ, Đức đóng cửa khẩn cấp sân bay;…

Tin tức thế giới mới nhất ngày 13/2: Đức có tân tổng thống mang quan điểm chống Trump; Khách ho, chảy nước mắt vì mùi lạ, Đức đóng cửa khẩn cấp sân bay;…

Chính giới Nhật Bản lên án Triều Tiên phóng tên lửa

Người dân Hàn Quốc theo dõi trên truyền hình về vụ thử tên lửa của Triều Tiên tại nhà ga ở Seoul ngày 12/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Các đảng cầm quyền và các đảng đối lập ở Nhật Bản đã lên án Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo ngày 12/2, trong khi Bộ Ngoại giao Italy bày tỏ sự quan ngại sâu sắc.

Các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã nhất trí kêu gọi chính phủ áp dụng các biện pháp nghiêm khắc, trong đó có các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên, với lý do nước này tiến hành vụ phóng tên lửa khiêu khích ngay sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Phát biểu tại cuộc họp, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm phụ trách các vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thuộc LDP, Tổng Thư ký LDP Toshihiro Nikai nhấn mạnh: "Điều quan trọng là phải có sự phối hợp với cộng đồng quốc tế, không chỉ với Mỹ và Hàn Quốc mà còn phải với Trung Quốc và Nga - những nước có quan hệ gần gũi hơn với Triều Tiên".

Trong khi đó, phát biểu với phóng viên  tại thành phố Oita, ông Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo đảng Komeito - đối tác liên minh của LDP, khẳng định vụ phóng tên lửa trên là "hoàn toàn không thể bỏ qua" được.

Tại cuộc họp của đảng Dân chủ (DP) đối lập ở thành phố Chiba, Tổng Thư ký Yoshihiko Noda cho rằng đó là sự vi phạm trắng trợn và cực lực phản đối hành động này. Về phần mình, ông Kazuo Shii - lãnh đạo đảng Cộng sản Nhật Bản - đã cảnh báo rằng mọi hành động khiêu khích đều "đóng lại" con đường hướng tới tương lai của Triều Tiên.

Khách ho, chảy nước mắt vì mùi lạ, Đức đóng cửa khẩn cấp sân bay

Các nhân viên an ninh tại sân bay thành phố Hamburg, miền Bắc nước Đức ngày 12/2 đã buộc phải sơ tán khẩn cấp các hành khách sau khi phát hiện mùi lạ bất thường trong không khí, gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp và chảy nước mắt.

Sau khi xuất hiện hiện tượng bất thường này, lực lượng cứu hỏa đã nhanh chóng được triển khai tới sân bay và các chuyến bay chuẩn bị hạ cánh đã được lệnh chuyển hướng.

Hành khách tại sân bay Hamburg được sơ tán ra ngoài. Ảnh: Sky News

Hàng trăm hành khách chờ làm thủ tục được yêu cầu đứng đợi bên ngoài tòa nhà sân bay bất chấp thời tiết giá lạnh để lực lượng an ninh xử lý sự việc.

Theo cảnh sát liên bang tại sân bay, sân bay Hamburg đã đóng cửa hoàn toàn trong hơn một giờ đồng hồ. Sĩ quan này xác nhận sự cố tại khu vực kiểm soát không lưu trung tâm, nơi các hành khách và hành lý được kiểm tra. Nhiều hành khách đã bị ho và chảy nước mắt mà không rõ nguyên nhân.

Tờ "The Bild" cho biết nhiều khả năng một chất chưa được xác định đã phát tán ra không khí qua hệ thống điều hòa trung tâm của sân bay.

Đức có tân tổng thống mang quan điểm chống Trump

Tân tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: Reuters

Với 931 trên 1.260 phiếu bầu từ một hội đồng nghị viện, ông Frank-Walter Steinmeier, 61 tuổi, chính thức trở thành tân tổng thống Đức. Hội đồng bầu cử đặc biệt bao gồm 630 nhà lập pháp từ Hạ viện cùng 630 đại diện từ 16 bang, theo Fox News.

Ông Steinmeier, thành viên đảng Dân chủ Xã hội (SPD), được cả đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) trong liên minh cầm quyền ủng hộ.

Ông Steinmeier từng chỉ trích mạnh mẽ ông Donald Trump trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử Mỹ. Nhật báo Đức Berliner Morgenpost còn gọi ông Steinmeier là "tổng thống chống Trump".

Sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ, ông Steinmeier đã dự đoán mối quan hệ giữa Đức và Mỹ sẽ trở nên "khó khăn hơn", đồng thời cho biết đội ngũ nhân viên của ông đang gặp khó khăn trong việc xác định chính sách ngoại giao "rõ ràng và mạch lạc" từ chính quyền Trump.

Trump điện đàm 25 phút với Tổng thống Colombia

Tổng thống Colombia Santos, trong một loạt bài đăng trên mạng xã hội Twitter, miêu tả cuộc nói chuyện giữa ông với người đứng đầu Nhà Trắng là "rất hữu ích".

"@POTUS thể hiện tinh thần ủng hộ hòa bình cũng như mong muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp nhất với Colombia", AFP dẫn lời ông Santos viết, nhắc tới Tổng thống Mỹ Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và người đồng cấp Colombia Juan Manuel Santos. Ảnh: AP

Tổng thống Santos đề nghị người đồng cấp Mỹ ủng hộ kế hoạch hòa bình giữa chính phủ Colombia và lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) tại Quốc hội Mỹ.

"Trump nói ông ấy rất quan tâm và sẽ đích thân chịu trách nhiệm", Tổng thống Colombia cho hay, đồng thời thêm rằng Tổng thống Mỹ đã mời ông tới thăm Nhà Trắng.

Theo thông tin từ văn phòng ông Santos, cuộc điện đàm kéo dài khoảng 25 phút.

Mỹ từng cam kết ủng hộ 450 triệu USD hỗ trợ việc thực hiện thỏa thuận hòa bình ký hồi tháng 11 năm ngoái giữa Colombia và FARC, kết thúc 52 năm nội chiến. Ông Santos đạt giải Nobel Hòa bình vì có công chấm dứt cuộc xung đột, mang lại hòa bình cho Colombia.

Con rể tự ý sửa bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump

Một quan chức Mexico giấu tên tiết lộ, hồi tháng 1, Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray đã có chuyến thăm Nhà Trắng, cùng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp liên quan tới việc xây dựng bức tường dọc biên giới Mỹ-Mexico, nhằm ngăn người nhập cư trái phép.

Trước khi gặp mặt ông Donald Trump, ông Videgaray đã được Jared Kushner, cố vấn cấp cao Nhà Trắng, cho biêys về nội dung bài phát biểu mà Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ phát biểu tại trụ sở Bộ Nội vụ.

Ông Videgaray nói rằng, bài phát biểu này nếu không sửa có thể sẽ khiến quan hệ giữa Mỹ và Mexico rạn nứt thêm nữa. Thấy được tình cảnh như vậy, ông Kushner được cho rằng đã gợi ý nên cùng nhau sửa lại bài phát biểu theo hướng bớt căng thẳng hơn. Cả hai người này sau đó đã tới Phòng Bầu Dục, nơi mà Kushner trình lên Tổng thống về việc thay đổi nội dung bài phát biểu.

Tại thời điểm đó, Tổng thống Mỹ đã vô cùng tức giận, những vì có cả sự hiện diện của nhà ngoại giao Mexico, nên ông Trump cuối cùng cũng bị thuyết phục.

Tổng thống Trump cam kết kéo giá bức tường biên giới Mexico xuống thấp

"Tôi đọc tin bức tường sẽ có chi phí cao hơn dự tính ban đầu của chính phủ, nhưng tôi chưa tham gia vào thiết kế hay đàm phán. Khi tôi thực hiện, nó sẽ giống như với chiến đấu cơ F-35 và chương trình Air Force One, giá sẽ giảm", Vnexpress dẫn lời ông Trump viết trên Twitter hôm 11/2 cho biết.

Tri Thức Trực Tuyến dẫn tin CNN cho hay, hiện tại, Nhà Trắng vẫn chưa công bố chi phí dự kiến cần để xây dựng bức tường ngăn cách biên giới Mỹ - Mexico. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump dẫn một tính toán cho thấy chi phí sẽ vào khoảng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, các tính toán khác dự báo bức tường sẽ tốn đến 25 tỷ USD.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện lời hứa tranh cử của mình là xây dựng bức tường biên giới với Mexico để ngăn nạn nhập cư bất hợp pháp. Ảnh: Reuters.

Ngày 25/1, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh về việc xây dựng bức tường biên giới để chống nhập cư trái phép, giữ đúng lời hứa của ông khi tranh cử.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật