Mỹ bán 12 máy bay trực thăng tấn công cho Australia
Mỹ chấp thuận bán 12 máy bay trực thăng tấn công cho Australia. Ảnh: Pars Today
Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán 12 máy bay trực thăng Sikorsky Romeo Seahawk cho Australia, “một trong những đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi ở Tây Thái Bình Dương”.
Thỏa thuận, kéo dài từ năm 2025 đến năm 2031, được định giá từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ USD. Australia cũng đề nghị mua một máy bay tác chiến điện tử Boeing EA-18G Growler và Mỹ đã đồng ý.
Bộ này cho biết: “Vị trí chiến lược của cường quốc kinh tế và chính trị này góp phần quan trọng vào việc đảm bảo hòa bình và ổn định kinh tế trong khu vực” và “Điều quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là hỗ trợ đồng minh của chúng tôi phát triển và duy trì khả năng tự vệ mạnh mẽ và sẵn sàng”.
Mỹ giám định thiệt hại tàu ngầm va chạm vật thể ở Biển Đông
Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut. Ảnh: Seaforces.org
Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, bà Cindy Fields nói với trang tin USNI: “Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut đã có mặt tại căn cứ hải quân Guam, sau gần một tuần di chuyển"
trên mặt nước từ Biển Đông. Một nhóm chuyên gia đánh giá thiệt hại trực thuộc Bộ Tư lệnh Hệ thống hàng hải Hải quân (NAVSEA) đã tới chỗ tàu ngầm tấn công lớp Sói Biển ở bến tàu Guam”,“Nhóm chuyên gia trên chịu trách nhiệm điều phối quá trình đánh giá thiệt hại, cũng như chuyển các đề xuất sửa chữa tới Lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương và NAVSEA để được chấp thuận.
Nhà máy đóng tàu hải quân Puget Sound được chỉ định làm đơn vị giám sát để đánh giá và sửa chữa tạm thời. Còn tàu USS Emory S. Land sẽ chịu trách nhiệm bảo dưỡng chính”, bà Fields cho biết thêm.
Bán dữ liệu mật tàu ngầm hạt nhân, kỹ sư hải quân Mỹ bị bắt
Cặp vợ chồng Jonathan và Diana Toebbe.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phối hợp với Cơ quan Điều tra Hình sự Hải quân (NCIS) bắt giữ một cặp vợ chồng với cáo buộc âm mưu bán dữ liệu mật về công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho chính phủ nước ngoài.
Jonathan Toebbe, kỹ sư hạt nhân tại Bộ Hải quân Mỹ, người có quyền truy cập vào dữ liệu hạn chế về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thông qua công việc của mình, đã cùng với vợ, Diana Toebbe, tìm cách bán dữ liệu về các lò phản ứng hạt nhân tàu ngầm với giá khoảng 100.000 USD tiền điện tử.
Kế hoạch này bắt đầu từ tháng 4/2020 khi Jonathan gửi 1 bưu kiện ra nước ngoài “chứa 1 mẫu dữ liệu bị hạn chế và hướng dẫn thiết lập kết nối bí mật". FBI đã chặn bưu kiện và cử đặc vụ chìm đóng giả là đại diện của chính phủ nước ngoài để thiết lập mối quan hệ với cặp vợ chồng này.
Trong những tháng tiếp theo, đôi vợ chồng này đã chuyển nhiều thẻ SD dữ liệu cho đặc vụ FBI.
Mộc Miên (T/h)