Iran trang bị vũ khí bắn hạ RQ-4A
Hệ thống Khordad 3.
Ngày 27/7, Phòng không Iran cho biết đã chính thức đưa vào trang bị phiên bản mới của hệ thống phòng không Khordad 3 - vũ khí từng bắn hạ chiếc RQ-4A của Mỹ.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đưa hệ thống Khordad 3 vào trang bị trong buổi lễ được tổ chức với sự tham dự của nhiều tướng lĩnh cấp cao của IRGC.
"Khordad 3 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa chiến thuật, chiến đấu cơ, UAV... với tỷ lệ thành công lên tới trên 90%", Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ IRGC phát biểu tại buổi bàn giao.
Mỹ và Hàn Quốc tìm kiếm giải pháp về vấn đề hạt nhân tại Triều Tiên
Tên lửa đạn đạo dẫn đường chiến thuật kiểu mới do Học viện Khoa học Quân sự Triều Tiên phóng thử. Ảnh: KCNA
Ngày 28/5, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay các đặc phái viên hàng đầu về hạt nhân của Hàn Quốc và Mỹ đã có cuộc điện đàm thảo luận về phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
Đây là cuộc điện đàm thứ hai trong vòng chưa đầy 1 tuần giữa quan chức hai nước liên quan đến vấn đề này.
Yonhap cho biết, Đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên Sung Kim và ông Noh Kyu-duk, đại diện đặc biệt về các vấn đề hòa bình, an ninh trên Bán đảo Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, đã thảo luận về nỗ lực tiếp theo sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tuần trước.
Mỹ quyết định không tham gia trở lại Hiệp ước Bầu trời mở
Ảnh minh hoạ.
Ngày 27/5, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ quyết định không tham gia trở lại Hiệp ước Bầu trời mở, sau khi rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí đa phương này hồi năm ngoái.
“Mỹ không có ý định tìm cách tham gia trở lại hiệp ước này do Nga không có hành động nào để trở lại tuân thủ hiệp ước”, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ sau khi xem xét lại hiệp ước,
Ngày 11/5 vừa qua, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo đang xem xét lại việc chính quyền tiền nhiệm rút Mỹ khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.
Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia thành viên, trong đó có Nga và Mỹ, thực hiện các chuyến bay giám sát trong không phận của nhau, công khai thu thập thông tin về các lực lượng và hoạt động quân sự của nhau theo các hạn ngạch bay đã được thống nhất từ trước. Tuy nhiên, cả Moscow và Washington thường xuyên cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận.
Mộc Miên (T/h)