Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 29/3: Độc tố chết người có thể xuất hiện khi hút chân không thực phẩm

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 29/3/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 29/3/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 29/3/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 29/3/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Độc tố chết người khi hút chân không thực phẩm

Thực phẩm hút chân không không đúng cách có thể sản sinh vi khuẩn chứa độc tố nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Thời gian gần đây, nhiều trường hợp ngộ độc Botulinum xảy ra khiến bộ Y tế phải vào cuộc.

Trả lời Vietnamnet, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng cục An toàn thực phẩm cảnh báo, những thực phẩm chứa độc tố nguy hiểm như vụ pate chay có thể hiện diện ngay trong bếp nhà bạn do việc bảo quản, hút chân không và sử dụng thực phẩm không đúng cách.

Vi khuẩn Clostridium Botulinum sinh ra trong môi trường yếm khí. Khi ăn phải độc tố của vi khuẩn sẽ phát tác gây tổn thương thần kinh nặng nề, khiến người bệnh nguy kịch thậm chí tử vong.

Cũng theo chuyên gia này, các vụ ngộ độc do Botulinum vốn rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây gặp nhiều, liên quan nhiều đến những bữa ăn tự nấu, chế biến thủ công tại hộ gia đình, trào lưu bảo quản thực phẩm "hút chân không", đóng hộp thực phẩm không đúng cách là nguy cơ rất lớn nhiễm độc tố chết người Botulinum.

Bệnh tay chân miệng ở TP.HCM gia tăng ở mức báo động

Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). (Ảnh: Zing)

Theo thống kê của trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến hết tuần 11, toàn thành phố có 2.564 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020 (1.044 ca). Riêng tuần 11 có 346 ca, tăng gấp 2,2 lần so với trung bình 4 tuần trước (152 ca). 21/24 quận huyện đều gia tăng ở mức báo động.

Các quận, huyện có mức gia tăng bệnh nhân tay chân miệng báo động gồm quận 1, 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Gò Vấp, huyện Bình Chánh, Củ chi, Hóc Môn và khu vực II, III của TP Thủ Đức.

Theo diễn tiến hàng năm, bệnh tay chân miệng tăng nhẹ vào khoảng tháng 4 và tăng mạnh hơn trong tháng 8, 9.

Phân tích nguyên nhân khiến số lượt bệnh nhân tăng nhanh, HCDC cho biết trên Tri thức trực tuyến, tháng 3, tháng 4 là thời điểm trẻ trở lại trường học sau khi nghỉ Tết. Nhà trẻ và trường học được xem là môi trường dễ lây lan bệnh tay chân miệng nhất.

Để kiểm soát tình hình dịch bệnh tay chân miệng, HCDC khuyến cáo các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm.

Các trường học cần đặc biệt lưu ý việc theo dõi giám sát phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời thông qua hoạt động điểm danh, ghi nhận trẻ nghỉ vì bệnh mỗi ngày. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần đề nghị phụ huynh thông báo rõ lý do nếu con em mình nghỉ học. Phụ huynh khi có con mắc bệnh cần chủ động cho trẻ nghỉ học, thông tin đến nhà trường lý do bé nghỉ học.

Vỡ túi phình mạch máu não

Người đàn ông 42 tuổi (ở quận Bình Thạnh, TP.HCM) đau đầu dữ dội lúc tắm buổi chiều, sau đó ê buốt vùng gáy, hoa mắt, lạnh nguời, toát mồ hôi, nôn ói.

Bác sĩ Phạm Định Chương, đơn vị đột quỵ, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết trên VnExpress, chụp CT sọ não thấy bệnh nhân bị xuất huyết khoang dưới nhện (khoảng trống giữa não và lớp màng mỏng nhất bảo phủ xung quanh não bộ).

Tiếp tục chụp cắt lớp mạch máu, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có túi phình động mạch máu não đã vỡ, kích thước khoảng 3mm.

Các bác sĩ tiến hành can thiệp nội mạch nút túi phình bằng các vòng xoắn kim loại, thông qua hệ thống chụp mạch số hoá xóa nền DSA.

Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, gây tắc túi phình ngay sau can thiệp. Người bệnh có thể hồi phục và xuất viện sớm sau 2-3 ngày can thiệp thành công.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật