Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 7/12/2018: Chuyện chồng con ít người biết của BTV Diễm Quỳnh

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 7/12/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 7/12/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 7/12/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 7/12/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Chuyện chồng con ít người biết của BTV Diễm Quỳnh

Nhắc đến MC Diễm Quỳnh, khán giả sẽ nhớ lại nhiều chương trình của VTV thuở nào như Trò chơi âm nhạc, Tuổi đời mênh mông, Quà tặng âm nhạc... Diễm Quỳnh năm nay đã ngoại tứ tuần - 44 tuổi. Hiện tại, cô ít xuất hiện với vai trò MC khi cô đã là một nhân sự cao cấp của VTV, đảm đương chức Phó Giám đốc của Trung tâm truyền hình VTV6.

Lần đầu tiên và cũng là dịp hiếm hoi, Diễm Quỳnh và chồng xuất hiện trước truyền thông, khi cùng đi nghe nhạc của ca sĩ Vũ Thắng Lợi vào năm 2014.

Có thời gian dài Diễm Quỳnh "biến mất" khỏi truyền hình làm dấy lên tin đồn cô bị ung thư và qua đời. Sau khi tái xuất, Diễm Quỳnh cho biết cô bị mắc bệnh cường tuyến giáp và đi điều trị tại Singapore. Về đời sống gia đình, Diễm Quỳnh hiếm khi chia sẻ. Nữ biên tập viên truyền hình nổi tiếng một thời ít khi xuất hiện cùng chồng con.

Diễm Quỳnh bước chân vào nhà Đài năm 1997 sau khi lấy được bằng thạc sĩ tại Bắc Kinh và về nước. Tuy nhiên, ít ai biết lúc đó cô MC xinh đẹp đã có chồng. Chồng Diễm Quỳnh là một kiến trúc sư hơn cô 4 tuổi. Vợ chồng Diễm Quỳnh có cô con gái tên là Hồ Diễm Quỳnh Phương.

Trong một lần hiếm hoi, Diễm Quỳnh đã thổ lộ: "Tôi có một người chồng là kiến trúc sư rất biết cảm thông với công việc của vợ, một cô con gái xinh xắn và ngoan ngoãn. Với tôi, đó là hạnh phúc".

Với Diễm Quỳnh, gia đình luôn là số 1, đó là là nền tảng để cô tiến xa hơn trong sự nghiệp. "Đức lang quan" của Diễm Quỳnh luôn mong muốn vợ thành công bằng khả năng của chính mình chứ không phải sự nổi tiếng. Còn với nữ biên tập viên sinh năm 1972, sau những tất bật của công việc, cô luôn ý thức việc giữ gìn giữ lửa gia đình.

Tử vong vì sạc điện thoại rồi đeo tai nghe khi ngủ

Khoảng 12h45, ngày 4/12, nam sinh Mohd được tìm thấy trong tình trạng tử vong tại nhà ở Kampung Gaing Baru Pedas, bang Negeri Sembilan.

Mẹ của Mohd cho biết, thấy con nằm bất động trên giường, cô tới và lay con dậy thì phát hiện con đã chết từ lúc nào không hay. Từ hiện trường xung quanh cho thấy, Mohd đã đeo tai nghe khi đi ngủ nhưng lúc đó, chiếc điện thoại lại đang sạc trực tiếp từ nguồn điện.

Từ đó cho thấy rõ ràng nguyên nhân dẫn đến cái chết của Mohd là do điện giật. Nguồn điện đã từ điện thoại, thông qua tai nghe và truyền tới nam học sinh.

Cảnh sát trưởng quận Anuar Bakri Abdul Salam cho biết, vào buổi sáng, mẹ của Mohd đi làm và thấy Mohd đang nằm trên giường nên nghĩ rằng con vẫn đang ngủ nên không gọi dậy. Tuy nhiên, khi cô về nhà vào giờ ăn trưa, cô rất ngạc nhiên khi thấy con vẫn đang nằm ngủ nên đành vào phòng gọi con dậy. Thế nhưng, khi chạm vào người Mohd, mẹ Mohd lại thấy cơ thể cậu lạnh toát.

Ngay lập tức, người mẹ liên lạc với phòng khám gần đó và các nhân viên y tế đã tới nhà để kiểm tra. Mohd được xác  nhận đã qua đời từ nhiều giờ trước đó.

Tai trái của nạn nhân bị chảy máu và có vết bỏng.

Kiểm tra thi thể của Mohd cho thấy, nam sinh này không có vết bầm tím hay thương tích nào, ngoại trừ tai trái có chảy máu và vết bỏng. “Người ta tin rằng nạn nhân đã đeo tai nghe được kết nối với  điện thoại đang sạc đặt bên cạnh“, ông Anuar Bakri nói.

Anh trai của Mohd nói rằng khi anh cố gắng rút dây sạc khỏi ổ cắm, anh cảm thấy bị điện giật nhẹ khi chạm vào dây sạc. Báo cáo khám nghiệm tử thi của Bệnh viện Tuanku Jaafar Seremban cũng nói rằng nạn nhân chết vì bị điện giật.

Hơn 100 người nhiễm ấu trùng sán dây lợn

Qua công tác giám sát, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ổ bệnh sán dây lợn ở thôn Bù Gia Phúc 1, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Nghi ngờ heo bị nhiễm ấu trùng sán dây, viện đã cử đoàn công tác đến địa phương để điều tra, thu thập mẫu thịt heo nghi nhiễm bệnh để xét nghiệm, đồng thời tổ chức xét nghiệm ấu trùng bệnh heo gạo cho nhân dân khu vực.

Kết quả, mẫu thịt heo bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn với mật độ 50 - 70 ấu trùng/kg thịt. Sau khi có kết quả xét nghiệm, viện đã kết hợp với Trung tâm Y học dự phòng quân đội phía Nam (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị y tế địa phương tiến hành điều tra xét nghiệm máu, chẩn đoán huyết thanh bệnh ấu trùng sán dây lợn tại các xã nói trên. Kết quả, 108/904 mẫu máu nhiễm ấu trùng sán dây lợn, chiếm tỷ lệ 11,95 %. Trong đó, xã Phú Nghĩa chiếm 9,19% (26/283), xã Đắk Ơ 14,9% (48/322), xã Bù Gia Mập 11,37% (34/299). Khảo sát một vòng quanh huyện Bù Gia Mập cho thấy, hiện trên địa bàn huyện, nguồn thực phẩm sử dụng chính trong các lễ cưới hỏi, ma chay chủ yếu là thịt heo, trâu, bò. Chính khâu chế biến thức ăn ngay tại nhà cũng như nguồn gốc vật nuôi tại địa phương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ấu trùng bệnh.

Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập đã phản hồi danh sách những trường hợp dương tính với sán dây lợn về các trạm y tế xã để tuyên truyền, tư vấn những trường hợp này nên về Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới khám, xét nghiệm và điều trị. Theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước Quách Ái Đức, nước ta đã phát hiện ít nhất 55 tỉnh, thành có các bệnh sán dây lợn, nhưng tỷ lệ mẫu máu nhiễm ấu trùng sán dây lợn ở Bình Phước cao so với tỷ lệ chung trên toàn quốc (2% - 6%). Nguyên nhân có thể do Bình Phước là vùng người dân có tập quán chăn nuôi heo thả rông để lấy thịt ăn.

Hiện Sở Y tế tỉnh Bình Phước đã có công văn chỉ đạo đến trung tâm y tế các huyện, thị xã tăng cường các biện pháp phòng chống giun sán như: giám sát các hộ chăn nuôi, đặc biệt các hộ nuôi heo thả rông để phát hiện và xử lý; tuyên truyền đến người dân về việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đúng cách; tư vấn thực hiện vệ sinh môi trường, đảm bảo ăn chín, uống sôi, không sử dụng thịt heo, thịt bò sống hoặc tái; sử dụng thực phẩm hoặc rau phải rửa bằng nguồn nước sạch để đảm bảo vệ sinh; rửa tay trước khi chế biến các món ăn để đảm bảo không nhiễm ấu trùng sán.

Bé trai 11 tháng tử vong do hóc thạch

Đại diện Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết ngày 4/12, Khoa hồi sức chống độc của bệnh viện tiếp nhận một bé trai 11 tháng tuổi (phường Nghi Hòa - thị xã Cửa Lò) bị hóc thạch rau câu. Theo người nhà bệnh nhi, cháu bé đang ăn thạch thì bị sặc và tím tái toàn thân.

Bé trai tử vong do hóc thạch. Ảnh minh họa. 

Bé trai nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở phải hồi sức tim phổi nhưng đồng tử 2 bên giãn, không còn phản xạ thần kinh. Ngày 5/12, bệnh nhi không qua khỏi và được gia đình đưa về lo hậu sự.

Bác sĩ Nguyễn Hùng Mạnh, Trưởng Khoa Hồi sức chống độc, cho biết trước đó bệnh viện cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân bị hóc dị vật. Gần đây nhất là trường hợp một cháu bé 16 tháng tuổi bị hóc giấy ăn trong lúc chơi đùa. Đây là tai nạn rất phổ biến nhưng có thể để lại hậu quả rất nặng nề. Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ cũng như các loại đồ chơi trong nhà.

"Thời gian vàng để cứu trẻ bị hóc dị vật chỉ trong khoảng 5-10 phút. Sau khoảng thời gian này xem như đã trễ, mọi cách cứu chữa gần như vô phương. Nếu có cứu được cũng để lại di chứng nặng nề, bệnh nhi có thể phải sống thực vật”, bác sĩ Hùng nói.

Thu Hằng (T/h)

Tin nổi bật