Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 28/6: Người phụ nữ bị cô đặc máu sau nhiều ngày sốt cao

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 28/6/2023. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 28/6/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Người phụ nữ bị cô đặc máu sau nhiều ngày sốt cao

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, năm nay sốt xuất huyết xuất hiện sớm hơn mọi năm. Ngay từ đầu tháng 5, tháng 6, đơn vị đã rải rác tiếp nhận bệnh nhân nhập viện và hiện trung tâm đang điều trị cho 6 ca sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo.

Đáng chú ý, bệnh nhân T.T.M. (60 tuổi, quê ở Hải Hậu, Nam Định) trước khi vào viện xuất hiện các dấu hiệu như nôn và đau thượng vị, sau đó sốt cao, đau đầu, không chảy máu mũi, không chảy máu chân răng.

Bệnh nhân đến khám và xét nghiệm Dengue dương tính nên được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới với các dấu hiệu cảnh báo, lúc này tiểu cầu hạ chỉ còn 10 G/L, tình trạng cô đặc máu, có tràn dịch màng phổi, thoát huyết tương….

PGS.TS Đỗ Duy Cường (ngoài cùng, bên trái) thăm khám cho người bệnh mắc sốt xuất huyết. Ảnh: VTC News

VTC News dẫn lời PGS Đỗ Duy Cường cho biết, do mới đầu dịch, nhiều người khi bị sốt nghĩ là do mắc COVID-19, cúm hoặc một số bệnh khác nên không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết.

Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ thấp, hoặc trên các bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nền, cơ địa phụ nữ có thai... thì mới đến viện. Khi này, bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử, một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng như men gan tăng, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…

Theo lưu ý của chuyên gia, người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản như NS1Ag để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên.

Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.

Thai phụ bị vỡ tử cung, sốc mất máu, nguy kịch đến tính mạng

Theo thông tin trên tờ Tri Thức Trực Tuyến, chị Q. (39 tuổi, ngụ tại Bình Dương) mang thai lần thứ 3, có theo dõi thai định kỳ tại phòng khám tư và Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM). Khi thai 25 tuần, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có nhau cài răng lược thể Increta (mức trung bình, tức gai nhau chỉ ăn vào cơ tử cung)

Đến 31 tuần, tình trạng xâm lấn bánh nhau tiến triển nặng hơn nên các bác sĩ nghi ngờ nhau cài răng lược thể Percreta (mức độ nặng, gai nhau xâm lấn xuyên qua phúc mạc tử cung và có thể xâm lấn đến cơ quan lân cận).

Khi thai được 33 tuần 5 ngày, thai phụ đột ngột đau bụng dữ dội, càng lúc càng tăng. Cơn đau làm bệnh nhân không thở được, cảm giác vùng bụng như muốn vỡ tung. Thai phụ kể, cơn đau này cường độ mạnh gấp 10 lần cơn đau chuyển dạ của 2 lần sinh trước. Sau 15 phút, người nhà đưa thai phụ đến Bệnh viện Từ Dũ. Trên đường đi, bệnh nhân ngất xỉu.

Thai phụ được đưa đến khoa Cấp cứu trong tình trạng hôn mê, ngưng tim ngưng thở, mạch và huyết áp không đo được, bụng chướng căng khó xác định thai nhi. Bác sĩ nhanh chóng xác định đây là trường hợp vỡ tử cung, sốc mất máu, nguy kịch đến tính mạng. Khoa Cấp cứu lập tức kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, huy động toàn bộ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn hỗ trợ.

Tiến hành song song, vừa tiếp tục hồi sức nhấn tim, các bác sĩ Sản khoa vừa phẫu thuật mở bụng cấp cứu. Ổ bụng thai phụ lúc này có khoảng 3 lít máu loãng và máu cục.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến

Bác sĩ tiến hành rạch cơ tử cung, bé trai sinh non tháng được đưa ra khỏi bụng mẹ nhưng không phản xạ, tím tái. Bác sĩ sơ sinh lập tức đặt nội khí quản, bóp bóng và nhanh chóng đưa bé về khoa Sơ sinh để cho vào máy thở, nhằm tạo cơ hội sống mong manh cho bé.

Sau khi đưa em bé ra, bác sĩ kiểm tra thấy nhau đã xâm lấn và ăn thủng tử cung của sản phụ một đoạn khoảng 3-4 cm, có mạch máu đang chảy. Bác sĩ lập tức gỡ dính, cắt tử cung, bảo tồn 2 buồng trứng. Trong quá trình mổ, hồi sức tích cực, bơm máu liên tục, bệnh nhân có nhịp tim trở lại.

Cuộc mổ kết thúc sau 2 giờ. Sản phụ được truyền hơn 3,3 lít máu. Trải qua cuộc đại phẫu, chị Q. hồi phục ngoạn mục. Sau 3 ngày, người bệnh tự đi lại, vệ sinh cá nhân, ăn uống tốt. Vết mổ dọc giữa bụng đã khô hoàn toàn. Các kết quả siêu âm và xét nghiệm máu sau mổ cho thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân rất ổn định.

Về tình hình của con của sản phụ, đại diện bệnh viện cho hay em bé vẫn tiên lượng nặng, các bác sĩ đang nỗ lực cứu sống.

Cụ ông mang khối u ác tính hiếm gặp nặng 5,5kg

Theo báo Giao Thông, ngày 27/6, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa đã phẫu thuật thành công khối u “khổng lồ” chèn ép nhiều bộ phận cho ông Đ.V.L (SN 1960, trú tại TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là loại u vỏ bào thần kinh ác tính, hiếm gặp.

Bệnh nhân phát hiện một khối u vào tháng 8/2022 và được phẫu thuật lần 1 cắt khối u sau phúc mạc với kích thước 18cm, khối lượng 3kg tại TP.HCM. Giải phẫu sau mổ kết luận đó là khối u mỡ lành tính.

Sau mổ 5 tháng, bệnh nhân thấy khối u xuất hiện lại, làm bụng to dần, không đau nhưng toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém, sút 6 kg, đại tiện khó, khối u to lên rất nhanh làm bệnh nhân khó thở và hạn chế vận động.

Người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, kết quả xét nghiệm chụp cắt lớp ổ bụng thấy khối u sau phúc mạc kích thước lớn, gây chèn ép nhiều cơ quan trong ổ bụng.

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, Viện Phẫu thuật Tiêu hóa đã phẫu thuật cắt toàn bộ khối u. Tuy nhiên, do toàn bộ thận trái và cuống thận trái “như chui” vào trong lòng khối u, khiến việc bảo tồn thận trái rất khó khăn.

Hơn nữa, khối u dính vào động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên, động mạch chính nuôi toàn bộ ruột non và 1/2 đại tràng, đòi hỏi phẫu thuật viên phải hết sức thận trọng.

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa phẫu thuật thành công khối u “khổng lồ” chèn ép nhiều bộ phận cho người đàn ông. Ảnh: Báo Giao Thông

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa chia sẻ: “Đây là một trong những khối u lớn nhất và nằm ở vị trí rất khó phẫu thuật mà kíp bác sĩ từng gặp. Chỉ trong mấy tháng khối u đã tái phát và nặng lên đến 5,5kg, kích thước khoảng 30cm chiếm gần hết khoang bụng.

Ở bệnh nhân này, thận trái như chui vào trong lòng khối u, nếu lấy bỏ thận trái sẽ thuận lợi hơn nhiều cho việc cắt bỏ khối u. Tuy nhiên chúng tôi cố gắng giữ lại thận để đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân sau này, chính vì thế cuộc mổ đã khó khăn hơn rất nhiều”.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật