Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 27/6: Uống 500ml rượu mỗi ngày, người đàn ông xuất huyết tiêu hóa 8 lần 

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 27/6/2023. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 27/6/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Uống 500ml rượi mỗi ngày, người đàn ông xuất huyết tiêu hóa 8 lần 

VTC News dẫn thông tin từ ThS.BS Lê Thị Hồng Nhung - Phó trưởng khoa Nội hô hấp - Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận ông N.C.H (63 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) vào viện vì nôn ra một lít máu tươi, máu cục.

Bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hóa 8 lần do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, xơ gan 4 năm, mỗi ngày ông uống khoảng 500ml rượu. Người bệnh vào viện trong tình trạng da xanh niêm mạc rất nhợt, có tình trạng sốc mất máu.

Hình ảnh máu chảy ra từ sonde dạ dày và phiếu xét nghiệm thiếu máu nặng của bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa. Ảnh: VTC News

Các bác sĩ thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, kết luận tình trạng xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và chỉ định nội soi cấp cứu. Bác sĩ đặt đường truyền lớn tĩnh mạch, thở oxy, truyền dịch thành dòng, truyền máu, đặt sonde dạ dày rửa dạ dày ra xấp xỉ 1,5 lít máu pha loãng, hộ tống nội soi cấp cứu.

Kết quả nội soi giãn vỡ tĩnh mạch thực quản được các bác sĩ xử trí thắt vòng cao su, cầm máu thành công cho bệnh nhân, giảm áp tĩnh mạch cửa, bổ gan, vitamin. Sau xử trí người bệnh đã cầm được máu và lâm sàng ổn định, được điều trị nội khoa theo phác đồ.

Những dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa có thể nhận biết như đau thượng vị dữ dội, nôn máu, đi ngoài phân đen hoặc đỏ, hoa mắt, chóng mặt… Xuất huyết tiêu hóa nặng gây sốc, lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt, suy tạng toàn thân, thậm chí tử vong.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, để hệ tiêu hóa lành mạnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đúng giờ, đủ ba bữa chính một ngày, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi. Không thức khuya, cân bằng thời gian lao động và nghỉ ngơi, đồng thời rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.

Nỗ lực cứu bệnh nhân uống ván nặng thoát khỏi “tử thần”

Theo thông tin trên báo Sức Khỏe & Đời Sống, bệnh nhân V.S.Đ (16 tuổi, trú tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, dân tộc Mông), đi làm thuê tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang bị tai nạn giao thông trước khi nhập viện 1 tuần.

Bệnh nhân không tiêm uốn ván mà tự lấy thảo dược (không rõ nguồn gốc) về để đắp nhưng không khỏi. Khi có các dấu hiệu bệnh trở nặng như: vết thương sở sưng nề, chảy dịch nhiều, tím đen, kèm theo cứng hàm, co cứng, gồng cứng toàn thân, khó há miệng, khó nuốt…, ngày 31/5, bệnh nhân đã được gia đình đưa đến Bệnh viện tuyến huyện cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tuyến ngay đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang điều trị.

Tại đây, bệnh nhân liên tục lên cơn co cứng, gồng cứng toàn thân liên tục rất nhiều lần, sốt cao...bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng uốn ván. Do gia đình bệnh nhân không biết nhiều tiếng kinh, không biết chữ, trong những ngày đầu điều trị việc giao tiếp gặp khó khăn. Gia đình bệnh nhân cũng thuộc hộ nghèo nên đã được bệnh viện hỗ trợ tiền sữa hàng ngày trong thời gian ăn qua sonde...

Sau 1 tuần, gia đình muốn xin đưa bệnh nhân về nhà "làm ma" nhưng bằng sự quan tâm, chia sẻ của các y bác sĩ khoa Truyền nhiễm đã động viên gia đình cố gắng ở lại cùng với các y bác sĩ "chiến đấu" với tử thần để cứu lấy bệnh nhân.

Bệnh nhân đã được xuất viện về nhà tiếp tục tập luyện phục hồi chức năng. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Bác sĩ CKI Chẩu Văn Tịch – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, bệnh nhân đã được điều trị uốn ván bằng các loại thuốc như: An thần, kháng sinh; Chống co cứng và giật cứng; Xử trí vết thương (cửa vào của vi khuẩn); Trung hòa độc tố uốn ván; Đảm bảo thông khí, chống suy hô hấp; Điều trị các triệu chứng khác như cân bằng nước và điện giải; cung cấp dinh dưỡng đảm bảo năng lượng; chống nhiễm toan; trợ tim mạch; chống rối loạn thần kinh thực vật…

Những điều dưỡng nhiều kinh nghiệm nhất của khoa Truyền nhiễm trong việc điều trị bệnh uốn ván cũng được huy động để điều trị, chăm sóc và theo dõi sát thể trạng bệnh nhân.

Sau những ngày tận tâm, tận lực kiên trì điều trị, những chỉ số sinh tồn của bệnh nhân bắt đầu ổn định, giảm dần các triệu chứng co cứng hàm và co cứng toàn thân, bệnh nhân bắt đầu tự nuốt được, có thể tự ăn uống được trở lại. Kết hợp phác đồ điều trị uốn ván và dinh dưỡng đầy đủ, bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện về nhà tiếp tục tập luyện phục hồi chức năng.

Người phụ nữ mang thai 3 từ 2 trứng và 2 tinh trùng

VietNamNet đưa tin, sản phụ T. (25 tuổi, quê Bắc Kạn) nhập viện Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ khi thai 36 tuần 4 ngày, hình ảnh siêu âm cho thấy sản phụ mang tam thai. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các bác sĩ tại khoa Sản 1 đã chỉ định mổ lấy thai.

Ba trẻ lần lượt chào đời khỏe mạnh, bé trai thứ nhất nặng 2kg và bé gái thứ hai nặng 2,1kg, còn bé gái thứ ba nặng 1,9kg. Các bác sĩ trong ekip mổ cho biết, trong 3 thai có một thai bé trai khác trứng, một bánh rau, một buồng ối; hai bé gái còn lại có hai túi ối, cùng chung trứng và bánh rau.

Đây là lần mang thai đầu tiên của sản phụ. Chị T. mang thai tự nhiên, sức khỏe trong quá trình mang thai ổn định. Chị được các bác sĩ tại khoa sản 2 chỉ định khâu vòng cổ tử cung ở tuần thai phù hợp để giữ thai và được tư vấn tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi.

Ba em bé chào đời khỏe mạnh. Ảnh: VietNamNet

ThS Hoàng Thị Chung -Trưởng khoa Sản 1 Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, cho biết đây là ca sinh 3 vô cùng hiếm gặp bởi người mẹ mang 3 thai tự nhiên 1 bé khác trứng, 2 bé cùng trứng. 

"Tỷ lệ gặp trường hợp này vô cùng thấp, khoảng 1/200.000 ca sinh, được thụ tinh từ 2 trứng và 2 tinh trùng. Trong đó, một trứng được phân chia thành 2 hợp tử riêng biệt, một trứng giữ nguyên", bác sĩ Chung nói.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật