Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người phụ nữ ngoài 30 tuổi đột quỵ ngay khi "ân ái" cùng chồng

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Trong lúc đang quan hệ tình dục với chồng, Montana bỗng nhận thấy mình không thể nói được. Chẳng mấy chốc, mặt cô bị tê, rồi mất khả năng vận động nửa người.

Trong lúc quan hệ tình dục, cô Montana (33 tuổi) bất ngờ bị đột quỵ. Ban đầu, cô chỉ cảm thấy "kỳ lạ và mơ hồ" mà không hề có cơn đau nào. Khi cô bắt đầu không thể nói được, người yêu của cô nhận thấy điều bất thường và hỏi liệu cô có dùng chất kích thích hay không vì việc nói ngọng đột ngột rất kỳ lạ.

Người yêu của Montana nghi ngờ cô bị đột quỵ, nhưng cô gạt phăng đi vì cho rằng mình còn quá trẻ để gặp tình trạng này. Tuy nhiên, sau đó, cô nhận ra những triệu chứng ngày càng rõ rệt: mặt và tay cô cứng lại, rồi cô không thể cử động phần bên phải cơ thể từ thắt lưng trở lên. Miệng cô cũng bị méo xệch.

Tại bệnh viện, các bác sĩ xác nhận Montana bị đột quỵ. Họ phát hiện một lỗ hổng trong tim cô, nghi ngờ đây là nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ.

Montana khi nằm viện để điều trị sau cơn đột quỵ. Ảnh: Caters

Montana đã trải qua cuộc phẫu thuật để vá lỗ hổng trong tim. Từ đó, cô bắt đầu quá trình hồi phục đầy gian nan. Cô tập luyện để lấy lại cảm giác ở tay và mặt, đồng thời học cách thực hiện các hoạt động thường ngày chỉ với nửa bên trái cơ thể. May mắn thay, cảm giác ở bên phải của cô đã dần phục hồi.

Tuy vậy, những di chứng của cơn đột quỵ vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống của Montana.

"Tôi từng nghĩ gương mặt mình đã bị hủy hoại, đặc biệt là bên phải. Má và môi tôi vẫn còn tê. Có lẽ, mất trí nhớ nghiêm trọng là di chứng nặng nề nhất. Bây giờ, tôi phải nỗ lực gấp đôi để có thể làm mọi thứ như bình thường," Montana chia sẻ.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, Misha Montana đã chọn cách nhìn nhận những tổn thương của mình như một cơ hội để thay đổi góc nhìn về cuộc sống.

"Con trai tôi bị bại não từ khi sinh ra. Đó là chuyện xảy ra vài năm trước khi tôi bị đột quỵ. Nhờ đó, tôi học được cách trân trọng cuộc sống. Sau cơn đột quỵ, tôi tự nhủ 'Đây là cơ hội thứ hai của mình, mình không muốn lãng phí nó'. Tôi quyết định làm những điều mình từng sợ hãi. Tôi từng rất sợ đi máy bay, nhưng giờ thì không còn nữa. Tôi cũng sợ rắn cả đời, vậy mà tôi đã tổ chức tiệc cho công ty và thuê người mang đến một đàn trăn. Tôi còn ôm một con suốt cả ngày. Giờ đây, tôi đối mặt với thử thách bằng cách tự hỏi 'Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?'. Khi vượt qua giới hạn của bản thân, bạn sẽ đạt được những thành tựu mà mình không ngờ tới. Vì vậy, theo nhiều cách, tôi xem cơn đột quỵ như một điều may mắn," người mẹ một con chia sẻ.

Montana hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp nâng cao nhận thức về đột quỵ và bệnh tim ở người trẻ, cũng như về những căn bệnh "vô hình" mà cô đang phải chịu đựng sau cơn đột quỵ.

"Tôi muốn sống một cuộc đời tràn ngập tình yêu và hạnh phúc. Tôi muốn chia sẻ điều đó với mọi người để họ biết rằng mình cũng có thể làm được. Từ khi bị đột quỵ, tôi nhận được nhiều tin nhắn từ những người chia sẻ câu chuyện của bản thân hoặc người thân của họ. Chúng ta cần nói nhiều hơn về những căn bệnh vô hình và sức khỏe tâm thần," Montana bày tỏ.

Tin nổi bật