Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 25/8: Hai người phải cắt thận chỉ vì một viên sỏi

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 25/8/2023. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 25/8/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Hai người phải cắt thận phải chỉ vì một viên sỏi

Báo Sức Khỏe & Đời Sống đưa tin, khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) liên tiếp phẫu thuật cho 2 bệnh nhân đều phải cắt thận phải do mất chức năng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thận mất chức năng chỉ vì một viên sỏi thận.

Cụ thể, bệnh nhân N.T.K.D (48 tuổi) và bệnh nhân N.B.B (66 tuổi) đều sinh sống ở Hà Nội. Hai bệnh nhân này biết mình có sỏi thận từ lâu nhưng vì không thấy đau nhiều nên chủ quan không điều trị.

Thay vì đi khám, bệnh nhân tự ý dùng thuốc nam với mong muốn sỏi thận sẽ tự tan. Thời gian gần đây khi thấy sức khỏe yếu đi, đau tức nặng hố thắt lưng phải âm ỉ, liên tục, bệnh nhân này mới chịu đi khám.

Tại Phòng khám Tiết niệu - Nam khoa Bệnh viện 19-8, sau khi được khám, làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán thận phải giãn ứ nước độ 4 mất chức năng do sỏi vị trí khúc nối bể thận niệu quản. Phương pháp điều trị bắt buộc là phải cắt bỏ quả thận hỏng đi.

Cả 2 bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi cắt thận phải. Hiện, tình hình sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và ra viện.

Chủ quan không điều trị, người bệnh phải cắt bỏ một bên thận. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Theo ThS.BS Nguyễn Trần Thành - Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Nam học Bệnh viện 19-8, sỏi tiết niệu là bệnh lý rất phổ biến nhưng không được chủ quan vì nếu sỏi ở vị trí tắc nghẽn sẽ gây nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Các bệnh nhân cần được tầm soát, khám, điều trị sỏi tiết niệu tại các cơ sở y tế uy tín và khám bởi các bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu có kinh nghiệm.

Việc uống không đủ nước, chế độ sinh hoạt không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều đạm...), sử dụng thuốc sai cách... có thể dẫn tới nguy cơ mắc sỏi thận. Những người có nguy cơ mắc sỏi tiết niệu nên khám định kỳ ít nhất 2-3 tháng/ lần bằng những xét nghiệm đơn giản như: Siêu âm bụng, X-quang hệ tiết niệu, nước tiểu, công thức máu, sinh hóa máu,… để phát hiện tình trạng bệnh kịp thời.

Khi sỏi tiết niệu có chỉ định phẫu thuật cần can thiệp sớm để tránh biến chứng đáng tiếc. Nếu thấy có dấu hiệu đau lưng hoặc vùng thắt lưng, dưới mạn sườn, đau khi đi tiểu, tiểu són, bí tiểu…, mọi người cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để đáng tiếc như 2 bệnh nhân trên.

Kịp thời cấp cứu trường hợp suy thai cấp do dây rốn quấn cổ 5 vòng

Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn thông tin từ Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ cho hay, đơn vị vừa cấp cứu kịp thời bé sơ sinh suy thai cấp trong chuyển dạ do dây rốn quấn cổ 5 vòng.

Cụ thể, ngày 23/8, sản phụ N.T.C.N nhập viện trong tình trạng chuyển dạ và được theo dõi tim thai liên tục trong chuyển dạ bằng Monitoring sản khoa. Qua theo dõi, các hộ sinh và bác sĩ phát hiện tim thai giảm đột ngột đã nhanh chóng tiến hành hồi sức tim thai nhưng không thấy có dấu hiệu hồi phục.

Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn viện và mổ lấy thai cấp cứu với chẩn đoán con so, thai 39 tuần 4 ngày, ngôi đầu, chuyển dạ, suy thai cấp. Ca cấp cứu huy động phối hợp ba ekip sản khoa, gây mê hồi sức và sơ sinh.

Ca mổ được tiến hành rất nhanh, chưa đến mười phút thì bé trai có cân nặng 3.550 gram đã chào đời an toàn. Em bé đã để lại ấn tượng lớn với các bác sĩ khi có 5 vòng dây rốn quấn cổ siết chặt.

XEM THÊM: Cấp cứu thành công nam bệnh nhân bị sốc mất máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

Theo bác sĩ CKII Vũ Đăng Khoa – Trưởng khoa Sản bệnh, dây rốn quấn cổ là hiện tượng sinh lý bình thường hay gặp trong ba tháng cuối của thai kỳ, phần lớn sẽ không ảnh hưởng gì tới thai.

Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn cổ quá nhiều vòng hoặc quá chặt, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở, nguy cơ thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ…

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và kịp thời xử trí những bất thường, bác sĩ Khoa khuyến cáo, các sản phụ nên theo dõi cử động thai mỗi ngày, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ, đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để đánh giá sức khỏe thai nếu phát hiện cử động thai ít hoặc yếu…

Phẫu thuật cắt gan thành công cứu bệnh nhân mắc ung thư gan

Theo thông tin trên báo Nhân Dân, bệnh viện Đà Nẵng cho biết các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa thực hiện phẫu thuật cắt bỏ gan trái thành công cho bệnh nhân Đ.N.D (SN 1962, trú tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) mắc bệnh ung thư gan và suy tim rất nặng với chỉ số phân suất tống máu thất trái (EF) chỉ 25% (người bình thường nằm trong khoảng 50-70%).

Ông D. vốn có tiền sử suy tim, mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn, đã đặt stent động mạch vành. Gần đây, ông cảm thấy đau bụng vùng hạ sườn, nên đi khám phát hiện ung thư gan trái. Do tình trạng bệnh quá nặng nên ông được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.

Ông D. được nhập khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đà Nẵng. Qua thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện có khối u gan trái lớn, kích thước khoảng 5x5cm, cứng chắc.

Ngoài ra, bệnh nhân còn được chẩn đoán hở van tim 2 lá, van tim 3 lá và van động mạch chủ, chỉ số phân suất tống máu thất trái (EF) chỉ 25%. Bệnh nhân đã được hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa Nội tim mạch và Tim mạch can thiệp, phối hợp điều trị trước và sau khi tiến hành phẫu thuật.

Sau khi điều trị bệnh lý tim mạch tạm ổn EF 35%. Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa và Gây mê hồi sức tiến hành gây mê và phẫu thuật cắt gan trái cho bệnh nhân, nhờ phương tiện gây mê hồi sức hiện đại và áp dụng kỹ thuật gây mê tiên tiến và kỹ thuật mổ của PTV. Ca phẫu thuật đã thành công sau hơn 2 giờ.

Sau 3 ngày chăm sóc tại Phòng hồi tỉnh, khoa Gây mê hồi sức, bệnh nhân đã có nhu động ruột và đi lại vận động bình thường. Ảnh: Nhân Dân

Ca phẫu thuật được các bác sĩ thực hiện cẩn trọng vì cắt gan là một phẫu thuật phức tạp lại tiến hành trên nền bệnh nhân suy tim, đã đặt stent mạch vành, chỉ số EF chỉ 35%, còn đang điều trị thuốc chống đông và nhiều loại thuốc hỗ trợ khác nên nguy cơ chảy máu trong mổ rất cao.

Ekip phẫu thuật và gây mê phải tính toán kỹ lưỡng chuẩn xác, tiến hành nhanh chóng, rút ngắn thời gian phẫu thuật, bảo đảm an toàn cho người bệnh. Theo Ths.Bs Phan Trọng Nhân - khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Đà Nẵng, để thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng bệnh nhân sau phẫu thuật (ERAS), vấn đề kiểm soát đau và vận động sớm hết sức quan trọng, đặc biệt ở bệnh nhân có bệnh lý nền nặng.

“Bệnh nhân được kiểm soát đau tốt, do đó ngày thứ nhất sau phẫu thuật bệnh nhân được vận động sớm với sự hỗ trợ của khoa Phục hồi chức năng, sau 3 ngày chăm sóc tại Phòng hồi tỉnh, khoa Gây mê hồi sức, bệnh nhân đã có nhu động ruột và đi lại vận động bình thường”, bác sĩ Nhân nói.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật