Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 20/8: 2 trẻ sơ sinh vị uốn ván vì mẹ làm việc này sau khi sinh

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 20/8/2023. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 20/8/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

2 trẻ sơ sinh vị uốn ván vì mẹ làm việc này sau khi sinh

Theo thông tin trên VTV News, Trung tâm Y tế huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) cho biết trên địa bàn huyện vừa phát hiện hai trường hợp trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn sau khi hai sản phụ tự cắt rốn cho trẻ bằng kéo sinh hoạt sau khi sinh. Đây là hai trường hợp uốn ván đầu tiên sau hơn 10 năm trên địa bàn không có trẻ bị uốn ván.

Trường hợp thứ nhất là bé gái X.Y.D. (sinh ngày 27/6/2023, dân tộc Mông; trú tại ấp Pa Pếch, Xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú). Chị Lầu Y G. (mẹ cháu bé) kể, sau khi sinh được 6 ngày, bé bỏ bú, quấy khóc, xuất hiện tình trạng cứng hàm, không há miệng để bú được, không có tình trạng co giật, được người nhà đưa đến Bệnh viện Quân dân y, Binh đoàn 16 để khám. 

Tại đây, do trẻ sơ sinh quá nhỏ, bệnh viện hướng dẫn chuyển bé lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước để được khám và điều trị. Tuy nhiên, gia đình đã đưa bé đi thẳng xuống Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM. Sau đó, được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM từ ngày 3/7. Đến ngày 12/8, bé được xuất viện, chẩn đoán uốn ván sơ sinh.

Nơi ở của bé gái X.Y.D. Ảnh: VTV News

Trường hợp thứ 2 là bé trai L.A.V. (sinh ngày 3/7/2023, dân tộc Mông; trú tại khu tập thể Nông trường cao su Lam Sơn 1, ấp Lam Sơn, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú). Theo chị Xồng Pá D. (mẹ của cháu bé), sau khi sinh được 10 ngày, ngày 12/7, bé bỏ bú, quấy khóc, xuất hiện tình trạng cứng hàm, không há miệng để bú được, kèm theo co giật.

Người nhà đưa bé đến Phòng khám Sài Gòn - Bù Na, thuộc huyện Bù Đăng, để khám. Tại đây, phòng khám hướng dẫn gia đình đưa bé lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước để được khám và điều trị. Sau đó, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM tiếp tục điều trị. Bé được chẩn đoán uốn ván sơ sinh.

Theo kết quả giám sát, xác minh ca bệnh của Trung tâm Y tế huyện Đồng Phú, đây là hai trường hợp mà cả cha và mẹ đều là người dân tộc thiểu số thuộc các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An vào làm thuê ở huyện Đồng Phú.

Trong thời gian mang thai, cả hai thai phụ đều không được khám thai định kỳ và chưa được tiêm vaccine phòng uốn ván, khi sinh lại không sinh ở cơ sở y tế mà sinh ngay tại phòng ở, nhờ người không có kiến thức chuyên môn đỡ đẻ, cắt rốn bằng kéo sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, cột bằng chỉ khâu (đều không được vô khuẩn), không băng bó rốn đúng cách, từ đó dẫn đến cả hai trẻ đều bị nhiễm uốn ván.

Nơi ở của bé trai L.A.V. Ảnh: VTV News

Trung tâm Y tế huyện đang tiếp tục theo dõi sát tình hình sức khỏe của hai bé, đồng thời tổ chức tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, nhất là đối với trẻ sơ sinh.

Tổn thương đa dây thần kinh sau thời gian dài hít bóng cười

VTC News đưa tin, Bệnh viện Quân Y 7A đang điều trị cho anh L.H.C (25 tuổi, ngụ TP.HCM), bị ngộ độc khí N20 sau thời gian dài sử dụng bóng cười. Theo chia sẻ của người nhà, C. thường xuyên tìm đến bóng cười để mua vui, thời gian đầu chỉ để giải trí nhưng sau đó có dấu hiệu nghiện và thường tụ tập bạn bè đi chơi nhiều hơn. 

Bác sĩ CKII Kiều Mạnh Hà, Chủ nhiệm khoa Thần Kinh Bệnh viện Quân y 7A, cho biết, ngày 2/8, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tê bì hai tay, hai chân, yếu dần, đi lại khó khăn, sụt cân nhiều.

XEM THÊM: Nam thanh niên bị vỡ đại tràng do trò đùa của đồng nghiệp

"Kết quả chụp cộng hưởng từ cột sống cổ có hình ảnh tổn thương sừng sau tủy cổ. Qua thăm khám lân sàng, cận lâm sàng kết hợp khai thác thông tin người bệnh, bệnh nhân C. được chẩn đoán bệnh rễ thần kinh tủy sống cổ, theo dõi do ngộ độc khí cười N20", bác sĩ Hà nói.

Bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị, sử dụng thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, thuốc bổ thần kinh kết hợp điều trị oxy cao áp theo phác đồ. Hiện tại, sau 17 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân dần cải thiện.

Ngại đi khám, người đàn ông gặp biến chứng của thoát vị bẹn

Theo VietNamNet, Bệnh viện E thông tin các bác sĩ vừa mổ cho bệnh nhân 58 tuổi (ở Hà Nội) bị thoát vị bẹn gặp biến chứng do không điều trị sớm.

Trước đó, bệnh nhân phát hiện thoát vị bẹn nhưng ngại đi khám. Khi thấy khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, người này mới đến bệnh viện thăm khám. Thời điểm này, người bệnh đã bị biến chứng của thoát vị bẹn. 

Theo TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu - Nam học Bệnh viện E, thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp ở nam giới và có xu hướng ngày càng gia tăng. Thoát vị bẹn ở nam nhiều hơn nữ 25 lần.

Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc cảm giác tức nặng vùng bẹn. Khi khối thoát vị to hơn, bệnh nhân thấy xuất hiện khối phồng vùng bẹn (có thể một hoặc hai bên), biến mất khi nằm xuống, tăng kích thước khi đi đứng, ho, hắt hơi.

Người bệnh lúc đầu có thể đẩy khối thoát vị lên ổ bụng một cách dễ dàng. Nếu có biến chứng kẹt, họ sẽ không làm như vậy được nữa, cảm giác đau đột ngột và dữ dội vùng bẹn, sốt, mạch nhanh. Khu vực có khối phồng thoát vị chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật thoát vị bẹn cho người bệnh. Ảnh: VietNamNet

Theo bác sĩ Liên, phương pháp chủ yếu để điều trị thoát vị bẹn là phẫu thuật cắt bỏ túi thoát vị đồng thời tái tạo lại thành bụng vững chắc hơn.

Hiện nay, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Triển khai phẫu thuật nội soi trong điều trị thoát vị bẹn đã mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với mổ mở trước đây.

Bác sĩ Liên khuyến cáo, nếu thấy một khối phồng ở vùng bẹn, người dân nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và phẫu thuật sớm tránh biến chứng.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật