Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 1/9/2020: Thêm bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 1/9/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 1/9/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 1/9/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 1/9/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Phát hiện thêm bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay

Bệnh nhân N.N.D. ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. (Ảnh: Hà Nội Mới)

Chiều 31/8, TP.HCM phát hiện thêm 2 trường hợp ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay đang được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhân dân 115, nâng tổng số ca bệnh được phát hiện tại TP.HCM lên 9 ca.

Qua điều tra khai thác, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc liên quan đến thực phẩm và đã mời các bác sĩ tại Khoa Bệnh Nhiệt đới của bệnh viện cùng hội chẩn. Kết quả xét nghiệm, bệnh nhân ngộ độc botulinum do ăn pate Minh Chay.

Do có kinh nghiệm điều trị từ 5 ca ngộ độc trước đó nên bệnh nhân thứ sáu hiện đang diễn tiến tốt, tỉnh táo hoàn toàn, nhưng triệu chứng liệt chưa cải thiện. Bệnh viện đã tiến hành lọc máu cho người bệnh, cố gắng duy trì, tránh biến chứng xảy ra.

Theo ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, độc tố clostridium botulinum có trong patê Minh Chay là dạng virus uốn ván, nên chỉ cần ăn một lần, sản phẩm có độc tố vào ruột sẽ hấp thu qua máu, gây liệt cơ và nếu gây liệt cơ hô hấp sẽ gây tử vong, liệt chân tay chưa chắc phục hồi được. Rất nguy hiểm.

Trước đó, cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát văn bản gửi chi cục An toàn thực phẩm, ban An toàn thực phẩm các tỉnh thành yêu cầu giám sát, thu hồi sản phẩm của công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới, đơn vị sản xuất patê Minh Chay do nhiều người bị liệt, khó thở, khó nuốt, phải thở máy sau khi dùng sản phẩm này.

Cứu sống mẹ con sản phụ bị tim bẩm sinh tím nặng

Bác sĩ thăm khám cho sản phụ sau phẫu thuật. (Ảnh: Báo Cần Thơ)

Thông tin từ bệnh viện Ða khoa Trung ương Cần Thơ, mẹ con sản phụ bị tim bẩm sinh tím nặng đã được các bác sĩ cứu sống.

Thai phụ sinh năm 1994, mang thai 35 tuần, 5 ngày, quê ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng chuyển dạ sanh, thiểu ối, nhẹ cân, mẹ bị tim bẩm sinh tím (đầu chi và niêm mạc tím tái), ngón tay dùi trống, tím.

Sản phụ bị tim bẩm sinh từ nhỏ, không điều trị tại bệnh viện chuyên khoa; trong thai kỳ không được theo dõi bởi chuyên khoa tim mạch.

Các bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp nặng, nguy cơ tử vong trong và sau mổ cao. Phẫu thuật diễn ra thành công sau 30 phút, một bé gái nặng 1.800 gram, hồng, khóc tốt. Mẹ và bé được điều trị tiếp tại Khoa Sản và sẽ hội chẩn để lựa chọn thời gian phẫu thuật tim.

Nam thanh niên hôn mê sau khi ăn tiết canh lợn

Bệnh nhân nam (29 tuổi), trú tại Xuân Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nhập bệnh viện E trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, vật vã.

Khoảng 3 ngày trước, nam thanh niên có ăn tiết canh lợn trong bữa liên hoan ở công ty. Sau ăn, bệnh nhân có biểu hiện ý thức lơ mơ, vận động chậm, buồn và khó kiểm soát. Bệnh nhân có điều trị tại nhà nhưng không đỡ, hơn nữa còn rơi vào trạng thái co giật mất ý thức toàn thân trong 4-5 phút.

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được xác định bị viêm não do liên cầu khuẩn (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên.

Hiện bệnh nhân vẫn đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện trong tình trạng nặng.

Nhiễm liên cầu lợn còn có thể gây ra các bệnh cảnh khác nhau như viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp…Thậm chí, ngay cả đối với những trường hợp điều trị kịp thời, với kỹ thuật cao nhưng người bệnh vẫn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy thận…

Để phòng bệnh liên cầu lợn này, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín…

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật