Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống 8/11/2024: Khám sức khỏe định kỳ, bất ngờ phát hiện bị ung thư

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 8/11/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 8/11/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Khám sức khỏe định kỳ, bất ngờ phát hiện bị ung thư

Theo Tạp chí Gia Đình Việt Nam, nam bệnh nhân N.M.T (26 tuổi, ở TP.HCM) đi thăm khám sức khỏe định kỳ thì bất ngờ nhận kết quả ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn I.

Được biết, bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào và chưa từng siêu âm tuyến giáp trước đó. Ngoài ra, gia đình không ghi nhận tiền sử có người thân mắc bệnh.

Theo đó, kết quả siêu âm tuyến giáp của bệnh nhân phát hiện nhân thùy trái kích thước 6x8mm, bờ không đều, trục dọc, vi vôi hóa; kèm hạch to vùng cổ bên trái kích thước 22x12mm. Nhận thấy bất thường, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm FT3, FT4, TSH đánh giá chức năng tuyến giáp, kết quả chưa phát hiện bất thường.

Đồng thời, bác sĩ tiến hành dùng phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) nhân giáp và hạch cổ để làm rõ chẩn đoán. Kết quả từ xét nghiệm giải phẫu bệnh, kết luận ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú thùy trái, hạch cổ chỉ là hạch viêm. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt thùy trái và eo tuyến giáp; tiên lượng nguy cơ tái phát, di căn sau mổ rất thấp.

Hình ảnh siêu âm phát hiện nhân thùy trái (khoanh vàng) và hạch vùng cổ bên phải (khoanh đỏ). Ảnh: Gia Đình Việt Nam

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Mỹ Lệ - Chuyên khoa Nội - Phòng khám Đa khoa Medlatec Gò Vấp nhận định, ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng rất tốt, tỷ lệ sống cao >98%, đồng thời bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm là điều kiện thuận lợi để điều trị thành công, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát.

Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2022, trên thế giới có khoảng 821.214 ca mắc mới và 47.507 ca tử vong do ung thư tuyến giáp. Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp đứng thứ 6 trong những loại ung thư thường gặp, với 6.122 ca mắc mới, 858 ca tử vong mỗi năm.

Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ cao gấp 3 lần nam giới, tuy nhiên, không có nghĩa rằng nam giới có thể chủ quan với căn bệnh này. Ở nam, bệnh có xu hướng tiến triển nhanh, dễ di căn hạch, phổi, xương, não… và nguy cơ tái phát cao. Đáng lưu ý, phần lớn nam giới phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn trễ, tiên lượng xấu nếu không điều trị kịp thời.

Bộ Y tế lên tiếng về thông tin bổ sung i-ốt vào thực phẩm gây cường giáp

Báo Người Lao Động đưa tin, ngày 7/11, Bộ Y tế thông tin sau khi có ý kiến cho rằng bổ sung i-ốt vào thực phẩm sẽ gây cường giáp, người dân đối diện với nguy cơ về sức khỏe.

Cụ thể, Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm. Báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo. Theo báo cáo 2021 của Mạng lưới toàn cầu về Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.

Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm. Ảnh minh họa

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020 cho thấy hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%.

Hiện nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa i-ốt gây ra ung thư tuyến giáp. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sau 5-10 năm bổ sung i-ốt thường xuyên, tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu i-ốt.

WHO và các cơ quan nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng tăng cường vi chất dinh dưỡng trên quy mô lớn là một biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhằm ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.

Để phản đối quy định bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, thời gian qua, một số cá nhân, doanh nghiệp lên tiếng cho rằng sử dụng muối i-ốt trên diện rộng sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người người thừa i-ốt.

Tại buổi làm việc với doanh nghiệp vào ngày 30/10, Bộ Y tế khẳng định sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm để làm rõ về ảnh hưởng của muối i-ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Trước đó, WHO, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và một số chuyên gia bảo vệ sức khỏe khuyến cáo mạnh mẽ Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Nhập viện cấp cứu sau 10 ngày bỏ uống thuốc trị tiểu đường

Theo VTC News, người đàn ông 48 tuổi ở huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) có tiền sử tiểu đường lâu năm nhưng 10 ngày gần đây, bệnh nhân bỏ uống thuốc. Gia đình phát hiện bệnh nhân trong trạng thái lơ mơ, nói nhảm nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu. 

Tại bệnh viện, người đàn ông tím môi, đầu ngón tay chân; thở nhanh sâu, da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt. Xét nghiệm khí máu cho kết quả toan chuyển hóa, nước tiểu có ceton niệu. Đặc biệt, đường máu lên tới 40,15mmol/L - mức rất nguy hiểm, đáng báo động (chỉ số thông thường dưới 7,8mmol/L).

Sau 24 giờ cấp cứu, người đàn ông tiến triển tốt, tỉnh táo hoàn toàn. Ảnh: VTC News

Bệnh nhân được chẩn đoán hôn mê do nhiễm toan ceton, tiểu đường bỏ dùng thuốc. Người bệnh được cho thở oxy kính, truyền insulin tĩnh mạch liên tục, bù dịch và điện giải.

Sau 1 giờ cấp cứu, tri giác người bệnh cải thiện nhưng vẫn còn trong tình trạng nguy hiểm. Các bác sĩ tiếp tục theo dõi, chăm sóc tích cực nhiều giờ tiếp theo cho người này. 

Sau 24 giờ cấp cứu, người đàn ông tiến triển tốt, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số sinh tồn mạch, nhịp thở, huyết áp, oxy máu được duy trì ổn định, đường máu được kiểm soát, không phải truyền insulin liên tục. Kết quả xét nghiệm khí máu đã hết toan chuyển hóa.

Tin nổi bật