Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống 4/11/2024:Phát hiện búi giun đũa hơn 100 con trong ruột bé trai

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 4/11/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 4/11/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Phát hiện búi giun đũa hơn 100 con trong ruột bé trai

Báo Đại Điểu Nhân Dân dẫn thông tin từ ThS.BS Phạm Nguyễn Hiền Nhân - khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai hơn 1 tuổi là người đồng bào vùng cao vừa đến Bình Dương sinh sống. Trước đó, bé bệnh ở nhà hai ngày, sốt, tiêu phân lỏng và nhập viện tại bệnh viện tỉnh điều trị hai ngày nhưng không thuyên giảm.

Thời điểm nhập Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi trong tình trạng sốc nặng, suy hô hấp tuần hoàn và đặt nội khí quản. Sau khi thăm khám, bệnh nhi được phẫu thuật khẩn với chẩn đoán tắc ruột, sốc nhiễm trùng.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện toàn bộ chiều dài ruột non chứa giun đũa lớn, nhỏ hơn 100 con. Ngoài ra, một đoạn ruột non khoảng 70cm bị xoắn hoại tử đã được cắt bỏ, khâu nối. Kíp mổ phải xẻ ruột non nhiều nơi mới có thể lấy hết giun đũa trong lòng ruột ra ngoài.

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ. Sau phẫu thuật 4 ngày, bệnh nhi hồi phục tốt, ăn uống lại hoàn toàn. Gia đình bệnh nhi đã được bác sĩ hướng dẫn về việc xổ giun định kỳ.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện toàn bộ chiều dài ruột non chứa giun đũa lớn, nhỏ hơn 100 con. Ảnh: Đại Biểu Nhân Dân

Liên quan đến búi giun, TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đây là tình trạng khi một số lượng lớn giun đũa tập trung lại trong ruột, thường ở ruột non. Ngoài ra, giun đũa là loại ký sinh trùng phổ biến (Ascaris lumbricoides) hay xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt với trẻ trong độ tuổi từ 2-10 tuổi, sống trong môi trường kém vệ sinh, có khi hậu nóng ẩm.

Nguyên nhân hầu hết do trẻ em có thói quen cầm nắm, ăn uống mà không vệ sinh tay kỹ, hoặc tiếp xúc với đất cát chứa trứng giun. Sau khi vào cơ thể, trứng giun nở thành ấu trùng, phát triển thành giun trưởng thành.

Khi giun tập trung lại với số lượng lớn, chúng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lưu thông bình thường của đường ruột. Biểu hiện nhẹ hơn có thể nhận thấy là suy dinh dưỡng, đau bụng.

Các dấu hiệu thường gặp bao gồm: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, đặc biệt là nôn ra dịch màu xanh vàng hoặc nôn ra giun; bụng chướng, bí trung tiện, bí đại tiện; trẻ có thể quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi và sốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm.

Việc phát hiện chậm trễ, búi giun có thể dẫn đến tắc ruột hoàn toàn, làm giãn và hoại tử đoạn ruột bị tắc, gây ra nhiễm trùng máu và sốc nhiễm khuẩn. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại hậu quả lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.

Phẫu thuật cho bé 7 tuổi bị gãy xương đùi phức tạp

Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống, Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P (7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi.

Sau khi được các bác sĩ thăm khám và chụp X-Quang, kết quả cho thấy, bệnh nhi bị gãy thân xương đùi, gãy kín 1/3 giữa xương đùi trái và được chỉ định phẫu thuật kết hợp xương bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm.

Kíp mổ do ThS.BS Nguyễn Đăng Bằng và BS Phạm Hoàng Anh, khoa Ngoại tổng hợp; ThS.BS gây mê Giang Thạch Thảo và kỹ thuật viên Phùng Xuân Thảo phẫu thuật kết hợp xương kín bằng đinh nội tuỷ.

Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, hiệu quả giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm. Chỉ sau hơn 1 giờ, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Xương gãy được nắn chỉnh về giải phẫu, cố định vững mà không cần mở ổ gãy.

Trước đây, các bệnh nhi bị gãy xương có chỉ định phẫu thuật thường được phẫu thuật bằng nẹp vít, một kỹ thuật cần bộc lộ ổ gãy, gây tổn thương phần mềm cũng như màng xương, mạch máu nuôi dưỡng xương. Kỹ thuật này có những nhược điểm như tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm liền xương, cứng khớp do bất động lâu, sẹo xấu…

Các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, khoa Ngoại tổng hợp của Bệnh viện Nhi Hà Nội đã triển khai phương pháp điều trị kết hợp xương bằng đinh nội tuỷ với nhiều ưu điểm như: Xâm lấn tối thiểu, không mở ổ gãy; rút ngắn thời gian liền xương nhờ bảo tồn tối đa màng xương và mạch máu nuôi; sẹo mổ nhỏ, tính thẩm mỹ cao; thời gian nằm viện ngắn, chỉ cần sử dụng kháng sinh dự phòng 1 liều duy nhất trước mổ.

Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, sẹo mổ rất nhỏ, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, dự kiến được xuất viện sau 2 ngày hậu phẫu. Bệnh nhi được các bác sĩ khuyên tập vận động sớm tránh cứng khớp gối, tỳ chân khi đủ điều kiện.

Theo các bác sĩ, kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng để điều trị cho các loại gãy xương nói chung và gãy xương đùi nói riêng là phương pháp điều trị hiện đại, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ. Bệnh nhi được điều trị bằng phương pháp này  có thể phục hồi sớm, nhanh trở lại với sinh hoạt, giúp các bé giảm tối đa nỗi sợ và ám ảnh trong tương lai.

Người phụ nữ 53 tuổi bị sốc phản vệ sau khi uống thuốc

VTV Times đưa tin, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.

Đước biết, đây là một loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị cường giáp, nhưng như các thuốc khác, Thiamazol cũng có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng nặng nề.

Gia đình chia sẻ, bệnh nhân sau khi uống Thiamazol đã xuất hiện các triệu chứng như khó thở, nổi mẩn đỏ, tụt huyết áp và mất ý thức… Ngay sau đó, bệnh nhân đã được người thân nhanh chóng phát hiện và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.

Trường hợp của nữ bệnh nhân là một lời nhắc nhở quan trọng về sự cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc. Ảnh minh họa: VTV Times

Khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ kiểm tra cận lâm sàng và đưa ra chẩn đoán sốc phản vệ do Thiamazol, ngay lập tức bệnh nhân được điều trị tích cực, dùng thuốc, điều trị theo phác đồ và hỗ trợ hô hấp. Sau hơn một ngày theo dõi và điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định trở lại.

Sốc phản vệ là một tình trạng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu người bệnh và gia đình nắm rõ kiến thức. Trường hợp của bệnh nhân nữ 53 tuổi là một lời nhắc nhở quan trọng về sự cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt là với các loại thuốc có nguy cơ cao gây dị ứng như Thiamazol.

Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh và người nhà cần được trang bị kiến thức và hiểu rõ về các rủi ro liên quan đến thuốc khi sử dụng, khi thấy bệnh nhân có biểu hiện như khó thở, phát ban, mạch nhanh, tụt huyết áp hoặc mất ý thức, cần gọi cấp cứu ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Tin nổi bật