Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống 6/5: Cụ bà bị đàn chó cắn, gây nhiều vết thương nghiêm trọng

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Cụ bà bị đàn chó cắn, gây nhiều vết thương nghiêm trọng; Người đàn ông bị điện giật, tay phải cháy đen… là những tin tức đời sống mới nóng ngày 6/5.

Cụ bà bị đàn chó cắn, gây nhiều vết thương nghiêm trọng

Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống, tối 4/5, Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) cho biết đơn vị đang điều trị cho cụ bà H.T.R (77 tuổi, trú tại thôn Bản Chang, xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên), sau khi cụ bà bị một đàn chó cắn gây nhiều vết thương nghiêm trọng trên cơ thể.

Thông tin ban đầu, vào chiều muộn ngày 3/5, cụ bà bị đàn chó tấn công. Người dân phát hiện sự việc và đưa nạn nhân đến Trung tâm Y tế huyện Lục Yên trong tình trạng nhiều vết thương lớn nhỏ khắp người.

Cụ bà được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Lục Yên trong tình trạng nhiều vết thương lớn nhỏ khắp người. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Qua thăm khám, các bác sĩ xác định cụ bà. bị đa chấn thương. Cụ thể, mặt trong môi dưới có vết thương dài 2cm, sâu 0,5cm đang chảy máu. Mặt trong cánh tay phải có hai vết cắn song song, trong đó một vết dài 12cm, sâu 3cm và một vết dài 8cm, sâu 5cm. Xung quanh các vết thương có nhiều trầy xước chảy máu. Mặt trước đùi và cẳng chân phải cũng có nhiều nốt răng chó cắn gây trầy xước rớm máu.

Tại 1/3 trên ngoài cẳng tay trái, cụ bà có vết thương dài 4cm, sâu 2cm chảy máu. Cánh tay trái và vùng lưng cũng có nhiều nốt răng chó gây trầy xước. Ngoài ra, đầu gối trái có vết thương dài 5cm, sâu 0,5cm, trong khi mặt ngoài xương cẳng chân trái bị thương dài 6cm, sâu 2cm.

Ngay sau khi tiếp nhận, kíp trực khoa Ngoại – Liên chuyên khoa đã khẩn trương xử lý vết thương, khâu, tiêm kháng sinh, giảm đau và tiêm huyết thanh kháng dại cùng vaccine dại tế bào. Quá trình sơ cứu kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ.

Hiện, cụ bà đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại – Liên chuyên khoa. Bệnh nhân tỉnh táo, các vết thương không còn chảy máu nhưng vẫn còn đau và có ít dịch thấm băng, sức khỏe tạm ổn định.

Người đàn ông bị điện giật, tay phải cháy đen

VOV đưa tin, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam T.V.T (37 tuổi), làm nghề thợ điện, khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, nhập viện do điện giật.

Theo thông tin ban đầu, trong lúc sửa chữa hệ thống điện, bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện. Ngay lập tức, anh được đồng nghiệp đưa vào cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tỉnh táo, huyết động ổn định nhưng tâm lý hoảng loạn.

Tại khoa Cấp cứu, sau thăm khám, các bác sĩ ghi nhận vùng tay phải có dấu hiệu bỏng cháy xém, chưa phát hiện rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên, do đặc thù của bỏng điện có thể gây tổn thương mô sâu nghiêm trọng dù bề mặt da gần như bình thường, bệnh nhân được xếp vào nhóm nguy cơ cao và chuyển ngay tới chuyên khoa điều trị tạo hình để theo dõi chuyên sâu.

Các bác sĩ sơ cứu cho nam bệnh nhân. Ảnh: VOV

TS.BS Dương Mạnh Chiến - Chuyên gia phẫu thuật tạo hình và vi phẫu, cho biết: “Qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, chúng tôi ghi nhận men cơ của bệnh nhân có tăng nhẹ - dấu hiệu cho thấy có hoại tử cơ, nhưng mức độ chưa đến ngưỡng nguy hiểm.

Đây là tín hiệu tích cực, có thể do bệnh nhân đã kịp rút tay khi bị phóng điện, hạn chế phần nào tổn thương mô sâu. Tuy nhiên, diễn biến bỏng điện thường không rõ ràng ngay từ đầu. Hoại tử cơ, tắc mạch và nhiễm trùng mô sâu có thể âm thầm xảy ra sau vài ngày”.

Hiện bệnh nhân đang được theo dõi chặt chẽ các chỉ số sinh hóa, lượng nước tiểu và điện tim liên tục. Đồng thời, bệnh nhân được điều trị tích cực bằng truyền dịch để thải độc cơ, sử dụng kháng sinh sớm phòng ngừa nhiễm trùng. Nếu xuất hiện dấu hiệu hoại tử rõ ràng, bác sĩ sẽ can thiệp cắt lọc mô kịp thời.

Người đàn ông nhiễm trùng huyết sau khi bị sinh vật giống con vắt cắn

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 5/5, bác sĩ Lê Anh Tuấn - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho hay bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân, 

Cụ thể, bệnh nhân là nam (70 tuổi), nhập khoa Hồi sức tích cực và Chống độc trong tình trạng sốt kéo dài 5 ngày không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, còn ghi nhận tình trạng tiểu cầu giảm và men gan tăng dần theo thời gian, gây nhiều nghi vấn và khó khăn trong chẩn đoán.

Qua các xét nghiệm và thăm khám lâm sàng, bác sĩ loại trừ nguyên nhân thường gặp tại Việt Nam như sốt rét, sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tình trạng sốt dai dẳng và các chỉ số sinh học bất thường vẫn tiếp tục tiến triển.

Nam bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết sau khi bị một loại sinh vật giống con vắt cắn vào đầu ngón chân. Ảnh minh họa: Người Lao Động

Khai thác bệnh sử, người bệnh cho hay khoảng 2 tuần trước có đi rừng và bị một loại sinh vật giống con vắt cắn vào đầu ngón chân. Sau đó, có vết thương rỉ máu kéo dài nhưng chỉ được xử trí sơ sài.

Bác sĩ cho biết đây là gợi ý lâm sàng quan trọng, bởi các loại côn trùng hoặc sinh vật hút máu như vắt, đỉa... trong rừng có thể mang vi khuẩn gây bệnh và vết cắn chính là cửa ngõ vi khuẩn xâm nhập khi da bị tổn thương.

Người bệnh được chẩn đoán nhiễm trùng huyết (sepsis) và bắt đầu điều trị với hai loại kháng sinh theo kinh nghiệm, nhằm bao phủ tác nhân vi khuẩn thường gặp. Sau 2 ngày điều trị, người bệnh hết sốt, tiểu cầu tăng trở lại, men gan giảm dần về mức gần bình thường.

Theo bác sĩ Lê Anh Tuấn, nguy cơ nhiễm trùng thứ phát sau khi bị côn trùng hút máu cắn, tuy không phổ biến nhưng không phải hiếm. Đặc biệt, Klebsiella pneumoniae là vi khuẩn gram âm có độc lực cao, có thể gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm.

Các loại côn trùng như vắt, đỉa, muỗi rừng... có thể là trung gian mang vi khuẩn. Khi lớp da bị rách, vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nhiễm trùng nếu không được xử trí đúng cách.

Bác sĩ Lê Anh Tuấn khuyến cáo khi đi rừng, người dân nên trang bị các phương tiện bảo hộ phòng tránh côn trùng hoặc sinh vật hút máu cắn. Khi bị côn trùng cắn, cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, chảy dịch, sốt...

Nếu có biểu hiện bất thường kéo dài như sốt, mệt mỏi, xét nghiệm bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Đặc biệt, ở người cao tuổi hoặc có bệnh nền, nguy cơ nhiễm trùng huyết cao hơn và cần cảnh giác.

Tin nổi bật