Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống 23/4: Hy hữu người đàn ông bị đinh 10cm đâm vào sọ nhưng không biết

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Hy hữu người đàn ông bị đinh 10cm đâm xuyên sọ nhưng không biết; Bệnh nhân gãy 14 xương sườn do bị hươu tấn công… là tin tức đời sống mới nóng ngày 23/4.

Hy hữu người đàn ông bị đinh 10cm đâm vào sọ nhưng không biết

Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiếp Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân có dị vật nghi là đinh đâm vào sọ. Đây là ca bệnh khá hy hữu vì bị đâm như vậy nhưng người bệnh lại không hề biết.

Cụ thể, bệnh nhân là N.H.K (47 tuổi, ở Đồ Sơn, Hải Phòng). Theo lời kể của người nhà vào 6h ngày 21/4, khi không thấy ông N.H.K. về, gia đình đã đi tìm và phát hiện ông nằm gục gốc cây, đầu chảy máu, đau nhiều vùng cơ thể. Gia đình đã đưa bệnh nhân đến Trung tâm Y tế quận Đồ Sơn sơ cứu và sau đó chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp lúc 8h cùng ngày.

Tại đây, bệnh nhân tỉnh táo, mạch và huyết áp ổn định, chảy máu vùng mặt, đau nhiều. Qua kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả chẩn đoán hình ảnh bằng CT cho thấy, bệnh nhân có một dị vật nghi là đinh sắt dài khoảng 6cm, xuyên qua xương đỉnh trái sát khớp, đi sâu vào nhu mô não vùng trán trái.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi sát tại khoa Hồi sức ngoại. Ảnh: Công An Nhân Dân

Việc dị vật trong hộp sọ đã gây vỡ xương đỉnh hai bên, có nhiều mảnh xương lún sọ, nhiều bóng khí nội sọ lan tỏa hai bán cầu não, dấu hiệu tổn thương sọ não nặng. Cùng với đó, phát hiện vết thương sọ não hở do dị vật nội sọ; 6 vết thương vùng đầu gồm một vết rách 3 cm vùng thái dương trái, bờ nham nhở, một vết thương 2.5 cm bờ nham nhỏ vùng thái dương trái, một vết 1 cm ở đỉnh chẩm trái; một vết ở thái dương phải, bờ mép dập nát; một vết đỉnh chẩm phải, dài khoảng 5 cm; một vết rách đỉnh đầu ~10x5 cm, thấy vỡ lún xương và dị vật "đinh" nằm sâu trong mô não.

Sau khi đánh giá tình trạng ca bệnh, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu mở sọ, lấy dị vật và cầm máu. Ca phẫu thuật đã thành công, lấy dị vật là cây đinh dài 10cm ra khỏi đầu bệnh nhân.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi sát tại khoa Hồi sức ngoại và bước đầu có tiến triển ổn định về huyết áp và ý thức.

Phía bệnh viện cho biết, đây là ca bệnh hy hữu vì sau khi có kết quả chẩn đoán, bản thân người bệnh cũng không biết vì sao hộp sọ của mình lại bị đóng đinh, ai đóng, đóng từ bao giờ. Chỉ đến khi tỉnh dậy thấy đau đớn và vào bệnh viện, người bệnh mới biết chuyện nói trên.

Liên quan đến sự việc này, báo Công An Nhân Dân đưa tin, hiện vụ việc đã được gia đình nạn nhân trình báo cơ quan chức năng địa phương. Lực lượng công an đang vào cuộc phối hợp xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân.

Bệnh nhân gãy 14 xương sườn do bị hươu tấn công

Theo Thời báo VTV, bệnh nhân L.T.C (72 tuổi, trú tại xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An trong tình trạng lơ mơ, tụt huyết áp, khó thở, đau ngực, bụng chướng và có nhiều vết bầm tím trên cơ thể. 

Gia đình cho biết, khoảng 2 giờ trước nhập viện, bệnh nhân bị hươu nhà húc mạnh và dẫm đạp nhiều lần khi làm vườn. Qua thăm khám và chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng với 14 xương sườn bị gãy, gây sập mảng ức - sườn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị tràn máu, tràn khí màng phổi, đụng dập nhu mô phổi và tổn thương cơ tim - tất cả đều là những tổn thương đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.

Qua thăm khám và chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ xác định người bệnh bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng với 14 xương sườn bị gãy, gây sập mảng ức - sườn. Ảnh: Thời báo VTV

Ngay lập tức, bệnh viện kích hoạt quy trình báo động nội viện, tổ chức hội chẩn liên khoa. Bệnh nhân được chuyển khẩn cấp lên khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để hồi sức và điều trị chuyên sâu. Các biện pháp hồi sức bao gồm ổn định huyết động, dẫn lưu màng phổi, hỗ trợ hô hấp, giảm đau tích cực và theo dõi sát các chỉ số sống còn.

Sau 15 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân dần hồi phục: huyết áp ổn định, hô hấp cải thiện, tỉnh táo trở lại và được chuyển về khoa Nội tim mạch - Lão khoa để tiếp tục theo dõi, điều trị phục hồi.

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A, nữ sinh 22 tuổi nguy kịch tính mạng

Báo Nhân Dân đưa tin, khoa Hồi sức tích cực, Chống độc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa cấp cứu cho trường hợp nữ sinh 22 tuổi rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng do liên cầu khuẩn nhóm A, biến chứng viêm phổi cấp nguy kịch. Đây là một trong những ca bệnh tiến triển nhanh và đe dọa tính mạng ngay từ những giờ đầu nhập viện.

Bệnh nhân trước đó khởi phát từ những triệu chứng tưởng chừng đơn giản với các biểu hiện ban đầu giống cảm cúm thông thường như sốt cao, đau họng, ho khan và mệt mỏi.

Tuy nhiên, chỉ sau 24 giờ, tình trạng chuyển biến xấu rất nhanh, khó thở tăng dần, tụt huyết áp, tím môi và rối loạn ý thức. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực-Chống độc trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng, tổn thương phổi lan tỏa, suy đa cơ quan.

Nhóm y, bác sĩ bệnh viện đã triển khai các biện pháp hồi sức chuyên sâu như cấy máu, đờm tìm căn nguyên vi khuẩn, thở máy xâm nhập, tăng dần liều vận mạch, lọc máu liên tục và phối hợp kháng sinh sớm, đúng đích.

Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân dần thoát sốc, ngừng vận mạch, cải thiện chức năng phổi và tỉnh táo trở lại. Hai tuần sau, bệnh nhân đã có thể tự thở và trò chuyện.

Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân dần thoát sốc, ngừng vận mạch, cải thiện chức năng phổi và tỉnh táo trở lại. Ảnh: Nhân Dân

Theo các bác sĩ, liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes) là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết, sốc độc tố - dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, người trẻ tuổi, không có bệnh nền vẫn có thể trở thành nạn nhân của biến chứng nguy hiểm này.

Các bác sĩ cho rằng, ca bệnh này cũng là lời cảnh tỉnh về việc không chủ quan với các triệu chứng hô hấp thông thường, nhất là trong mùa lạnh, khi vi khuẩn hoạt động mạnh.

Tin nổi bật