Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống 11/10/2024: Loại rau quen thuộc là ổ chứa giun sán

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 11/10/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 11/10/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Loại rau quen thuộc là ổ chứa giun sán

Theo thông tin trên Người Đưa Tin Pháp Luật, các loại rau thủy sinh giàu dinh dưỡng nhưng nếu sinh trưởng trong nguồn nước bị ô nhiễm thì rất dễ chứa ấu trùng sán. Dưới đây là một số loại rau mà giun sán dễ “trú ngụ”.

Rau cải xoong có hàm lượng vitamin, canxi và i-ốt cao với nhiều công dụng trong việc phòng và trị bệnh. Tuy nhiên, loại rau này có thể là ổ chứa giun sán nếu được trồng ở trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng.

Rau cần trồng dưới nước, thường là tại các ao nông, cũng thường chứa nhiều giun sán hơn loại trồng trên cạn. Vì thế, khi ăn loại rau cần trồng dưới nước, cần phải rửa thật sạch, ngâm nước muối và nấu chín kỹ mới ăn.

Tương tự, rau muống trồng dưới nước bẩn có nguy cơ cao chứa rất nhiều giun sán. Hơn nữa, đây là loại rau ưa thích của mọi người nên trong quá trình trồng rau muống đôi khi người trồng rau sử dụng một vài loại hóa chất kích thích cây tăng trưởng.

Rau cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại trồng trên cạn. Ảnh minh họa

Một loại rau khác dễ trở thành ổ chứa giun sán là rau sống. Theo các chuyên gia, nếu rau sống không đảm bảo trong quá trình nuôi trồng, sử dụng phân tươi hoặc dùng nguồn nước ô nhiễm để phun tưới…, hoặc không được chế biến cẩn thận thì món ăn này có nguy cơ lây nhiễm nhiều loại ký sinh trùng như giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn.

Ngoài các loại rau nói trên, mọi người cũng lưu ý không ăn ngó sen sống do chúng phát triển trong bùn, dưới đáy các hồ ao, đầm -  những nơi chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa, ngó sen còn là nơi trú ẩn của nhiều ấu trùng sán lá ruột.

Người phụ nữ 33 tuổi bị nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”

Tạp chí Tri Thức dẫn thông tin từ đại diện Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa cứu sống nữ bệnh nhân Đ.T.M.L. (33 tuổi) bị nhiễm vi khuẩn Whitmore (hay còn được gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”). Người bệnh nhập viện trong tình trạng hội chứng nguy kịch hô hấp cấp do viêm phổi nặng.

Cụ thể, gần 1 tháng trước, bệnh nhân bị sốt cao và khó thở kéo dài 3 ngày liên tục nên đến khám tại một cơ sở y tế gần nhà. Sau khi nhập viện, do diễn tiến bệnh rất nhanh, chị L. rơi vào tình trạng suy hô hấp, phải thở máy xâm lấn. Sau 24 giờ nhập viện, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn.

Lập tức, chị L. được hội chẩn liên viện và được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định để hồi sức chuyên sâu vì tổn thương phổi lan tỏa hai bên, gần 70% thể tích hai phổi.

Tại khoa Hồi sức tim mạch, bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, giảm oxy máu nặng, nguy cơ phải can thiệp oxy hóa máu màng ngoài cơ thể. Người bệnh được hông khí bảo vệ phổi và thông khí nằm sấp.

Sau 48 giờ nhập viện, với kết quả cấy máu, bệnh nhân L. dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (bệnh Whitmore). Đây là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, tỷ lệ đe dọa tính mạng cao.

Thói quen đi chân trần trên mặt đất khi tập thể dục có khả năng là nguyên nhân khiến người phụ nữ nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người". Ảnh minh họa: Cairnspost

Sau 4 ngày điều trị “trúng đích” vi khuẩn Whitmore, tổn thương phổi và tình trạng suy hô hấp nặng của chị L. dần được cải thiện ngoạn mục. Sau 7 ngày thông khí xâm lấn, nữ bệnh nhân cai máy thở thành công. Sau 14 ngày điều trị, chị L. phục hồi gần như hoàn toàn.

Được biết, bệnh Whitmore hiện chưa có vaccine phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei thường sống trong đất, đặc biệt là đất ẩm và nước ô nhiễm. Khi có vết thương hở, vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng.

Ban đầu, bệnh có thể chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ như sốt, ho, đau cơ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, gây tổn thương nhiều cơ quan, thậm chí dẫn đến tử vong.

Điển hình như trong trường hợp của chị L., có thói quen đi chân trần trên mặt đất khi tập thể dục ở công viên để tăng sự nhạy cảm của chân và giúp cơ chân chắc khỏe. Có lẽ vì thói quen này mà bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.

Trước nguy hiểm của bệnh này, ThS.BS Phó Thiên Phước - khoa Hồi sức tim mạch khuyến cáo người dân phải chủ động biện pháp phòng tránh. Khi làm việc ngoài trời, mọi người cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như găng tay, ủng để tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bẩn.

Nếu không may bị trầy xước hoặc có vết thương hở, mọi người cần rửa sạch bằng nước sạch và xà phòng, băng bó và đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Cụ bà 79 tuổi mang khối u nang buồng trứng kích thước lớn

Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống, đại diện Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) cho biết ngày 8/10, các bác sĩ của đơn vị đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng kích thước lớn cho cụ bà 79 tuổi kèm bệnh lý tăng huyết áp.

Cụ thể, bệnh nhân C.T.L (79 tuổi, trú tại Đông Ngũ, huyện Tiên Yên) được người nhà đưa đến nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ hạ vị, huyết áp cao. Qua khai thác tiền sử được biết, khoảng 1 tháng trước, bệnh nhân đau bụng và đi khám phát hiện u buồng trứng.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, siêu âm và chụp CT-Scanner. Kết quả chẩn đoán, bệnh nhân bị u buồng trứng kích thước lớn/tăng huyết áp.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Do bệnh nhân tuổi cao, sức khỏe yếu, có bệnh lý nền nên các bác sĩ đã khẩn trương hội chẩn Ban Giám đốc, chuyên khoa Phụ sản, Gây mê hồi sức. Sau hội chẩn, bệnh viện thống nhất đưa ra chỉ định phẫu thuật nội soi cắt bỏ u nang buồng trứng cho bệnh nhân.

Trong quá trình tiến hành mổ, kíp phẫu thuật phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn (13×11 cm). Lúc này, các bác sĩ tiến hành chọc hút, cắt u buồng trứng và phần phụ phải.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc, theo dõi tại phòng hậu phẫu. Nhờ được theo dõi, chăm sóc tận tình trước, trong và sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt.

Tin nổi bật