Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức công nghệ mới nóng nhất trong hôm nay 28/6: “Phù thủy” thiết kế Jony Ive chia tay Apple

(DS&PL) -

Tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 28/6/2019. Cập nhật tin tức công nghệ 24h chi tiết và hấp dẫn trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 28/6/2019. Cập nhật tin tức công nghệ 24h chi tiết và hấp dẫn trên trang Đời sống & Pháp luật.

“Phù thủy” thiết kế Jony Ive bất ngờ chia tay Apple

Jony Ive chính thức rời Apple. Ảnh: Vanity Fair

Chuyên gia thiết kế Jony Ive - người đã định hình phong cách thẩm mỹ của Apple, chính thức rời công ty từ cuối năm nay.

Jony Ive thông báo điều này khi trả lời phỏng vấn Financial Times ngày 27/6. Theo đó, ông sẽ rời nơi mình gắn bó suốt 2 thập kỷ để khởi nghiệp với LoveFrom, công ty thiết kế ra mắt vào năm 2020 và có khách hàng đầu tiên chính là Apple.

Ive bắt đầu làm việc tại Apple từ năm 1992 sau khi rời xưởng thiết kế London Tangerine. Ông đã tạo ra các sản phẩm mang tính biểu tượng như iMac, iPod, iPhone, iPad, MacBook và một số thành phần của hệ điều hành di động iOS. Được biết, vai trò của Jony Ive càng trở nên quan trọng hơn khi nhà sáng lập Steve Jobs qua đời vì ung thư tuyến tụy vào năm 2011.

Ông xác định phương châm thiết kế giao diện tối giản, hiện đại, lấy màu trắng là tông chủ đạo trong dòng sản phẩm của công ty, nuôi dưỡng một phong cách sang trọng kèm theo mức giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Theo thông báo chính thức của Apple, Jony Ive vẫn tiếp tục hợp tác trong hàng loạt dự án. "Apple vẫn được hưởng lợi từ tài năng của Jony bằng cách làm việc với ông ấy trong các dự án độc quyền, thông qua sản phẩm của đội ngũ thiết kế xuất sắc, nhiệt thành mà anh ấy đã xây dựng", CEO Tim Cook cho biết.

Apple chưa vội bổ nhiệm giám đốc thiết kế mới. Thay vào đó, tạm thời Alan Dye và Evans Hankey, trưởng các bộ phận thuộc nhóm thiết kế, sẽ đảm đương công việc và báo cáo trực tiếp với COO Jeff Williams.

Apple thâu tóm thêm nhân tài từ ARM

iPhone 5G sẽ ra mắt vào năm tới. Ảnh: Dân Việt


Việc Apple giải quyết xong xuôi mâu thuẫn với Qualcomm vào tháng 4 đã giúp Apple có được một nguồn cung cấp chip modem 5G. Sau khi trả cho nhà sản xuất chip này 4,5 tỷ USD, “Nhà Táo” đã nhận được hợp đồng cấp phép 6 năm (với các tùy chọn thêm 2 năm) và thỏa thuận chip nhiều năm.

Trước đó, vào tháng Hai, “Táo Khuyết” đã tuyển dụng được Umashankar Thyagarajan - người đứng đầu công nghệ di động 5G của Intel vào thời điểm đó. Ông cũng đã từng phụ trách nhóm làm việc tại Intel để thiết kế các chip modem 4G LTE hiện đang được sử dụng bên trong iPhone.

Không những thế, vào ngày 26/6 vừa qua, Apple đã tuyển dụng một kiến trúc sư chip Mike Filippo. Filippo đã từng là một trong những kỹ sư hàng đầu của ARM Holdings.

Khi làm việc cho nhà thiết kế chip có trụ sở ở Mỹ (thuộc sở hữu của Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản), Filippo đã giúp tập đoàn này thiết kế ra chip được sử dụng trong hầu hết các điện thoại thông minh và máy tính bảng hiện nay. Trước khi làm việc tại ARM, ông đã từng được AMD và Intel tuyển dụng. Hồ sơ LinkedIn của anh xác nhận đã gia nhập Apple vào tháng 5.

Bản thân Apple đã mất một thành viên chủ chốt trong nhóm sản xuất chip khi Gerald Williams III rời công ty vào đầu năm nay. Ông là kiến trúc sư trưởng thiết kế chip cho iPhone và iPad. Những thiết kế này được TSMC sử dụng để sản xuất các dòng chip A của Apple và sử dụng công nghệ của ARM. Do đó, việc chiêu mộ được Filippo (để thay thế Williams) là một “mỏ vàng” đối với Apple.

Kaspersky Lab thay đổi nhận diện thương hiệu

Kaspersky Lab đã chính thức thay đổi đổi nhận diện thương hiệu. Ảnh minh họa

Kaspersky Lab đã chính thức thay đổi đổi nhận diện thương hiệu bằng việc cắt bỏ chữ "Lab" trong tên gọi quen thuộc. Theo hãng bảo mật này, nguyên nhân thay đổi là bởi họ đã vượt ra khỏi quy mô “phòng thí nghiệm (Lab)” để trở thành tiên phong trong lĩnh vực công nghệ với những giải pháp và dịch vụ bảo mật toàn diện.

Theo Kaspersky, việc thay đổi nhận diện thương hiệu còn phản ánh việc dịch chuyển trọng tâm của hãng từ “bảo mật mạng - cybersecurity” sang khái niệm rộng hơn “miễn dịch mạng - cyber-immunity”.

Ông Andrew Winton - Phó Chủ tịch Tiếp thị Kaspersky cho hay, cơ sở cho logo hiện tại được Kaspersky phát triển vào năm 1997. Kaspersky quyết định bỏ từ “Lab” ra khỏi tên vì muốn đơn giản hóa thương hiệu để truyền cảm hứng về triết lý và sứ mệnh, trong khi vẫn làm nổi bật phạm vi công nghệ rộng lớn của mình...

Việc thay đổi nhận diện thương hiệu của Kaspersky nhận được sự quan tâm của giới công nghệ. Bởi hơn hai thập kỷ qua, hãng đã vượt ra khỏi quy mô một phòng thí nghiệm và trở thành tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, với những giải pháp và dịch vụ bảo mật toàn diện, gồm các sản phẩm và công nghệ tiên tiến, dịch vụ đám mây và nguồn cung cấp thông tin phục vụ bảo mật mạng hàng đầu thế giới...

Bên cạnh đó, tin tức tình báo về mối đe doạ và chuyên môn về bảo mật của Kaspersky cũng không ngừng được sử dụng trong các giải pháp và dịch vụ bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng then chốt, các chính phủ và người dùng toàn cầu.

Được biết, Kaspersky hiện đang bảo vệ hơn 400 triệu người dùng và hơn 270.000 khách hàng doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật