Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tìm kiếm thi thể mẹ trên sông, con trai bị cá sấu cắn tử vong thương tâm

  • Phương Uyên (T/h)
(DS&PL) -

Trong lúc tìm kiểm thi thể mẹ bị cá sấu tấn công trên sông trước đó, người con trai tiếp tục bị chính con vật này cắn tử vong.

Theo các nhân chứng, ngày 5/2, bà Alvina Doki, 64 tuổi, đang giặt quần áo cho gia đình ở ven bờ sông Ledewero thuộc tỉnh Đông Nusa Tenggara (Indonesia) thì một con cá sấu cỡ lớn nổi lên từ vùng nước đục ngầu và tấn công.

Chồng bà, ông Gabriel Sinyo, 60 tuổi, nghe thấy tiếng quẫy nước đáng ngờ, vội quay lại nhìn thì thấy cảnh vợ mình bị mắc kẹt trong hàm cá sấu. Ông vội ném khối đá lớn về phía con vật nhưng không kịp vì nó đã kéo nạn nhân xuống vùng nước sâu hơn.

Trong lúc tìm kiếm thi thể mẹ trên sông, con trai cũng bị cá sấu cắn tử vong. Ảnh: VnExpress

Gia đình vội báo cáo vụ tấn công với cảnh sát địa phương. Bên cạnh đội tìm kiếm được huy động tới khu vực để hỗ trợ, các tình nguyện viên và dân làng, bao gồm cả con trai của Alvina là Wilsilius Lomi, 35 tuổi, đã lùng sục con sông vào buổi tối.

Tuy nhiên, cơn thịnh nộ của kẻ săn mồi vẫn tiếp tục vào đêm đó, khi nó quay trở lại con sông và tấn công người con trai đã tách mình khỏi nhóm để tìm kiếm mẹ. Người dân sau đó chứng kiến con cá sấu ngoạm lấy chàng trai trẻ trước khi biến mất dưới nước.

Thi thể của Lomi được tìm thấy trôi nổi trên sông vào lúc 10h ngày 6/2 và đã được đưa về nhà để chôn cất. Trong khi đó, các nhà chức trách vẫn tìm kiếm thi thể của người mẹ Alvina.

Quần đảo Indonesia là nơi sinh sống của 14 loài cá sấu, với một quần thể lớn cá sấu cửa sông cực kỳ to lớn và hung dữ phát triển mạnh trong khí hậu của khu vực.

Các nhà bảo tồn tin rằng cá sấu đã bị đẩy vào sâu hơn trong đất liền gần các ngôi làng do tình trạng đánh bắt quá mức làm giảm nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên của cá sấu kết hợp với tình trạng mất môi trường sống do phát triển các vùng ven biển thành trang trại.

Khai thác thiếc tràn lan cũng khiến dân làng xâm phạm vào môi trường sống tự nhiên của cá sấu, đẩy loài vật này đến gần nhà của người dân hơn.

Tin nổi bật