Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ về siêu tàu ngầm gián điệp bí mật nhất của Nga nghi vừa gặp nạn

(DS&PL) -

Việc chế tạo và đưa vào hoạt động siêu tàu ngầm gián điệp AS-12 Losharik luôn được giữ bí mật, nhưng báo chí Nga từng đưa tin về một số chi tiết của dự án.

Việc chế tạo và đưa vào hoạt động siêu tàu ngầm gián điệp AS-12 Losharik luôn được giữ bí mật, nhưng báo chí Nga từng đưa tin về một số chi tiết của dự án.

Tàu ngầm Nga gặp nạn trên biển, 14 thuỷ thủ thiệt mạng. Ảnh minh hoạ: Kremlin.ru

Hôm nay (3/7), Bộ Quốc phòng Nga xác nhận thông tin toàn bộ 14 thủy thủ đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn trên tàu chìm của hải quân, trong khi phương tiện truyền thông đưa tin con tàu bị mắc kẹt là tàu ngầm mini bí mật nhất của đất nước.

Mặc dù Bộ này không cho biết tên con tàu, không giải thích ngọn lửa đã bùng phát như thế nào nhưng truyền thông Nga cho rằng vụ việc xảy ra trên chiếc AS-12 Losharik – siêu tàu ngầm cực nhỏ, chạy bằng năng lượng hạt nhân được thiết kế cho các nhiệm vụ nhạy cảm ở sâu dưới đại dương.

Theo một báo cáo trước đây trên tờ báo Izvestia của Nga, AS-12 Losharik đã được phóng vào năm 2003. Nó được mô tả là tàu ngầm Nga tiên tiến nhất và đặc biệt nhất,  được đặt theo tên của một nhân vật hoạt hình thời Liên Xô - con ngựa đồ chơi làm từ những quả cầu nhỏ.

Cái tên rõ ràng đã phần nào giải thích được thiết kế độc đáo của con tàu. Bên trong thân tàu được làm bằng nhiều quả cầu titan có khả năng chịu được áp lực cao ở độ sâu lớn, duy trì hoạt động di chuyển, thực hiện nhiệm vụ bằng một lò phản ứng hạt nhân và được thiết kế, chế tạo liên tục trong khoảng 15 năm, hoàn toàn bí mật.

Không có tuyên bố chính thức nào được xác nhận độc lập cho đến nay.

Thiết kế của tàu AS-12 Losharik. Ảnh: Getty

Vào 2012, tàu AS-12 Losharik đã tham gia vào nghiên cứu, hỗ trợ các hoạt động của Nga trên đáy biển Bắc cực rộng lớn. Nó đã thu thập các mẫu từ độ sâu 2.500 mét, theo các tuyên bố chính thức tại thời điểm đó. Tàu ngầm thông thường chỉ có thể lặn sâu tới 600 mét.

Một số nhà quan sát suy đoán rằng con tàu có thể có khả năng đi xuống tối đa 6.000 mét phía sâu dưới đại dương. Losharik được mang dưới thân một tàu ngầm mẹ, tàu Orenburg chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Các báo cáo tin tức của Nga cho biết, trong khi Losharik chính thức thuộc Hạm đội phương Bắc, nó nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ nghiên cứu Biển sâu thuộc Bộ Quốc phòng Nga, chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ tuyệt mật.

Hải quân Nga cũng sử dụng các phương tiện khám phá nước sâu hạng Priz và Bester, có vỏ tàu được chế tạo bằng titan và có khả năng hoạt động ở độ sâu 1.000 mét. Những phương tiện nhỏ có một đội gồm hai người và chủ yếu nhằm cứu các tàu ngầm trong trường hợp xảy ra sự cố trên biển.

Các tàu như vậy được vận chuyển đến khu vực hoạt động của một tàu sân bay và có thể hoạt động tự chủ trong tối đa 120 giờ.

Vụ hỏa hoạn mới nhất là sự cố hải quân nghiêm trọng nhất của Nga kể từ năm 2008, khi 20 người chết sau khi hệ thống chữa cháy vô tình được kích hoạt trong tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Nerpa của Hạm đội Thái Bình Dương.

Trước đó, trong sự cố hải quân nguy hiểm nhất ở Nga thời hậu Liên Xô, tàu ngầm hạt nhân Kursk đã phát nổ và chìm vào ngày 12/8/2000, trong cuộc diễn tập của hải quân ở Biển Barents, giết chết tất cả 118 thành viên thủy thủ đoàn.

Tai nạn mới nhất cũng xảy ra ở vùng lân cận Biển Barents, nhưng các nhà chức trách ở Na Uy gần đó cho biết họ đang theo dõi và chưa phát hiện ra mức độ phóng xạ cao bất thường.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo ABC.net)

Tin nổi bật